I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CÔNG NGHIỆP HÀNG THÁNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP MỚI

Trong nhiều năm qua, để đánh giá tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hàng tháng, Tổng cục Thống kê chủ yếu dựa vào chỉ tiêu “Giá trị sản xuẩt công nghiệp theo giá cố định” và đã đạt được kết quả nhất định trong việc cung cấp các thông tin nhanh giúp Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển ngành công nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả. Cơ sở của phương pháp đánh giá tăng trưởng công nghiệp bằng chỉ tiêu “Giá trị sản xuẩt công nghiệp theo giá cố định” phù hợp với nền kinh tế phát triển trên cơ chế quản lý là kế hoạch hoá tập trung bao cấp, số lượng cơ sở sản xuất ít, sản phẩm sản xuất không nhiều, không đa dạng, nên phát huy tối đa ưu thế của phương pháp, rất phù hợp với cơ chế này.

Tuy nhiên, thống kê công nghiệp hàng tháng hiện nay được hình thành từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung và tồn tại suốt nửa thế kỷ qua, đến nay cả về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính. Những tồn tại và hạn chế đó là:

(1) Phương pháp tính các chỉ tiêu không còn thích hợp với nền kinh tế thị trường, nhất là phương pháp đánh giá tốc độ tăng trưởng bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất bị tính trùng lên theo cấp số cộng, trong khi giá trị tăng thêm không bị tính trùng, dẫn đến khoảng cách giữa tốc độ phát triển tính theo giá trị sản xuất với giá trị tăng thêm ngày càng lớn.

(2) Trong nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm mới xuất hiện, không có trong bảng giá cố định nên không thể tính chính xác giá trị sản xuất theo giá cố định cho các sản phẩm mới này. Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, trong khi giá bán lại giảm hơn trước, dẫn đến việc áp dụng bảng giá cố định không chính xác.

(3) Qui trình tính giá trị sản xuất theo giá cố định phải từ cơ sở, nhưng các cơ sở khó có thể thực hiện tính theo giá cố định một cách chính xác.

(4) Theo nguyên tắc, bảng giá cố định phải được thay đổi, chậm nhất là 5 năm một lần, tuy nhiên cho đến nay, bảng giá cố định 1994 đã tồn tại trên 14 năm. Tuy nhiên, việc biên soạn bảng giá cố định mới trong điều kiện hiện nay với hàng chục nghìn sản phẩm/mặt hàng đa dạng, phong phú là hết sức phức tạp,  khó khăn và tốn kém, không có tính khả thi.

(5) Hiện nay trên thế giới không còn quốc gia nào tính chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định.

(6) Phương pháp thống kê công nghiệp hàng tháng hiện hành không đảm bảo tính so sánh quốc tế.

Hiện nay, kinh tế nước ta đã và đang chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường, ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển nhanh, xuất hiện nhiều sản phẩm mới, phong phú, đa dạng, không còn đơn điệu và ổn định theo kế hoạch, giá cả không còn ổn định lâu dài theo qui định của Nhà nước, tất cả đều theo qui định cung cầu của nền kinh tế thị trường quyết định, dẫn đến việc đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp theo bảng giá cố định trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với điều kiện thực tế, nền tảng của phương pháp luận không còn phù hợp. Do vậy, cần phải được đổi mới, tìm phương pháp khác để thay thế.

Phương pháp mới thay thế phương pháp cũ phải đáp ứng các yêu cầu chủ yếu sau:

- Phản ánh chính xác, sát với thực tế tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp.

- Đảm bảo tính so sánh quốc tế.

- Thông tin phản ánh phải chi tiết, đa dạng theo ngành kinh tế, chủng loại mặt hàng, sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế thị trường.

- Các chỉ tiêu phải phản ánh đầy đủ, đa dạng chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp, cụ thể gồm các chỉ tiêu: Chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho,…

- Có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.  

            II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ BỘ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐIỀU TRA CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP HÀNG THÁNG THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI.

            1. Các công việc chủ yếu đã được triển khai áp dụng phương pháp mới về điều tra công nghiệp hàng tháng từ năm 2007.

            - Ngày 24 tháng 1 năm 2006, Tổng cục Thống kê đã ra Quyết định số 1288/QĐ-TCTK về việc triển khai áp dụng phương pháp mới về điều tra công nghiệp hàng tháng từ năm 2007 trên phạm vi cả nước và 64 tỉnh, thành phố.

            - Thực hiện Quyết định số 1288/QĐ-TCTK, Tổng cục Thống kê đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các Cục Thống kê tỉnh, TP thực hiện phương án điều tra theo phương pháp mới.

            - Phát hành “Thông báo về số liệu thống kê công nghiệp hàng tháng theo phương pháp mới của Tổng cục Thống kê”.

            - Tháng 7 năm 2007, Tổng cục Thống kê tổ chức Hội thảo giới thiệu nội dung cơ bản và kết quả sơ bộ điều tra công nghiệp 7 tháng đầu năm 2007 theo phương pháp mới. Thành phần dự Hội thảo gồm 150 đại biểu đại diện cho các cơ quan, người dùng tin chủ yếu như: Các cơ quan Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, các tổ chức quốc tế,…

            - Hội thảo lần 2, tháng 11 năm 2007 giới thiệu nội dung cơ bản và kết quả sơ bộ điều tra công nghiệp 11 tháng đầu năm 2007 theo phương pháp mới. Đối tượng tham dự gồm: 450 đại biểu đại diện cho các Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố,  Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công nhiệp, Cục Thống kê tỉnh, TP.

            - Tháng 7 năm 2008, Tổng cục Thống kê đã tổ chức 3 lớp tập huấn tại 3 miền (Bắc, Trung, Nam) về phương pháp luận và kết quả điều tra công nghiệp tháng theo phương pháp mới 12 tháng năm 2007 và 7 tháng đầu năm 2008 cho 300 đại biểu đại diện cho Lãnh đạo và chuyên viên Sở Công Thương, Cục Khuyến công và Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 63 tỉnh, thành phố.

2. Một số thông tin cơ bản về điều tra hàng tháng tính các chỉ số sản xuất công nghiệp theo phương pháp mới áp dụng từ tháng 1, năm 2007.

      Cuộc điều tra công nghiệp hàng tháng theo phương pháp mới được triển khai thực hiện với dàn mẫu cơ bản sau:

  • Mẫu 64 tỉnh, TP từ tháng 9/2008 thực hiện 63 tỉnh trong cả nước:

      Mẫu chọn đại diện cho từng tỉnh, TP. Tổng số ngành/sản phẩm/cơ sở chọn đại diện cho cả 63 tỉnh, TP gồm:

–         69 ngành CN cấp 4.

–         520 sản phẩm công nghiệp.

–         Xấp xỉ 4000 cơ sở kinh tế (chưa bao gồm hộ cá thể).

·         Mẫu toàn quốc:

–         37 ngành công nghiệp cấp 4.

–         185 sản phẩm công nghiệp.

–         Xấp xỉ 1500 cơ sở kinh tế.

3. Kết quả sơ bộ điều tra các tháng năm 2007 và 2008 tính các chỉ số sản xuất công nghiệp

3.1. Các loại chỉ số

·         Các chỉ số cơ bản theo phương pháp mới:

            (1) Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (Chỉ số quan trọng nhất của phương pháp mới).

            (2) Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp

            (3) Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp

            (4) Chỉ số sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ yếu (đại diện toàn quốc: khoảng 200 sản phẩm; đại diện cho 63 tỉnh, thành phố: khoảng 520 sản phẩm).

·         Các chỉ tiêu khác (theo phương pháp truyền thống và phục vụ tài khoản quốc gia):

            (1) Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định.

            (2) Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế.

3.2. Phương pháp tổng hợp kết quả hàng tháng

- Toàn ngành công nghiệp (công nghiệp toàn quốc): Tổng hợp từ các cơ sở, ngành, sản phẩm đại diện toàn quốc (200 SP, 37 ngành công nghiệp cấp 4 và 1500 cơ sở DN).

- Các tỉnh, TP: tính các chỉ số sản xuất công nghiệp cấp tỉnh căn cứ vào mẫu ngành, sản phẩm, cơ sở đại diện cho tỉnh, TP (520 SP, 69 ngành CN cấp 4 và 4000 cơ sở DN).

 

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SƠ BỘ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 MỘT SỐ TỈNH, TP.

 

 

Tỉnh, TP

 Quyền số (tỷ trọng giá trị tăng thêm so với CN cả nước)

Chỉ số sản xuất công nghiệp (tính theo GTSX giá cố định) 2008/2007 (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp (tính theo phư­ơng pháp mới) 2008/2007 (%)

GDP công nghiệp (%)

A

1

2

3

4

1

TP. Hà Nội

5.57

112.2

111.1

110.2

9

TP. Hải Phòng

2.20

118.3

114.2

114.3

10

 Hu­ng Yên

0.91

123.8

123.5

119.2

11

 Thái Bình

0.36

125.8

120.3

122.8

13

 Nam Định

0.52

123.1

119.4

119.1

15

 Thanh Hoá

1.05

117.0

115.2

113.5

23

 Đồng Nai

9.47

120.9

114.7

116.8

25

TP. Hồ Chí Minh

14.83

112.2

109.2

110.5

26

 Tiền Giang

0.31

127.9

125.4

123.7

 

4. Đánh giá sơ bộ kết quả triển khai áp dụng phương pháp mới về điều tra công nghiệp hàng tháng năm 2007 và 2008.

4.1. Những mặt được

a. Nhìn chung công tác triển khai áp dụng phương pháp mới về điều tra công nghiệp hàng tháng theo Quyết định số 1288/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng TCTK được thực hiện tốt trên phạm vi toàn ngành và 63 Cục Thống kê tỉnh, TP.

b. Phương pháp mới cho kết quả tổng hợp chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp các tháng năm 2007 và 2008 toàn ngành công nghiệp và 63 tỉnh, TP phản ánh đúng xu hướng và sát với kết quả sản xuất thực chất của ngành công nghiệp (sát với tốc độ tăng trưởng tính theo GDP ngành công nghiệp).

c. Phương pháp mới cho kết quả phong phú, chi tiết, đa dạng hơn theo ngành, sản phẩm/mặt hàng.

d. Kết quả tính toán đảm bảo so sánh quốc tế. Đồng thời cung cấp dãy số liệu, chỉ số có thể phân tích xu hướng phát triển ngành công nghiệp, các sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, tồn kho theo thời gian, chu kỳ dài,…

e. Các kết quả tổng hợp và tính các chỉ số của từng tỉnh, TP và toàn ngành công nghiệp được tổng hợp từ số liệu gốc của các cơ sở theo đơn vị địa bàn. Kết quả tổng hợp của tỉnh, TP và trung ương thống nhất một nguồn số liệu gốc từ cơ sở. Do vậy khắc phục được sự khác biệt về số liệu giữa TW và địa phương.

g. Phương pháp mới đánh giá tốc độtăng trưởng ngành công nghiệp với chỉ tiêu “Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp” dựa vào biến động của khối lượng sản phẩm và quyền số tính theo giá trị tăng thêm công nghiệp do cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) hỗ trợ kỹ thuật có căn cứ khoa học vàthực tế đáng tin cậy để thay thế phương pháp hiện hành là đánh giá tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu “Giá trị sản xuất sản xuất công nghiệp theo giá cố định”.

4.2. Một số khó khăn và tồn tại

a. Tuy kết quả chung toàn ngành công nghiệp các tháng năm 2007 và 2008 phản ánh đúng xu hướng phát triển của ngành công nghiệp, nhưng vẫn còn một số tỉnh, TP (qui mô nhỏ) chưa có được kết quả đạt độ tin cậy cao, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả chung toàn quốc, còn phải tiếp tục hoàn thiện.

            b. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp hàng tháng theo phương pháp mới chỉ cho kết quả bằng các chỉ số (%), không cho số tuyệt đối. Để khắc phục tồn tại  này Tổng cục Thống kê có kế hoạch điều tra xác định quyền số cho năm gốc mới 2010 và tính giá trị sản xuất công nghiệp cho từng tháng của năm 2010 là cơ sở để tính giá trị sản xuất công nghiệp hàng tháng cho các năm sau.

            c. Phương pháp mới phải thiết kế để có được kết quả cho cấp TW và cấp tỉnh, TP (hiện không nước nào thực hiện tính cho cấp tỉnh, TP), nên khối lượng công việc liên quan đến chọn mẫu, tính toán quyền số, số liệu năm gốc 2005, qui mô, số đơn vị điều tra phải kiểm soát hàng tháng cho 63 tỉnh, TP rất lớn, trong khi trình độ thống kê công nghiệp của cán bộ một số tỉnh, TP còn hạn chế, lực lượng có hạn, ảnh hưởng đến thời gian và kết quả.

            d. Chất lượng và thời gian hoàn thành chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng theo phương pháp mới phụ thuộc và chịu ảnh hưởng khá nhiều vào các điều kiện về công nghệ thông tin như: Máy tính, mạng truyền tin, trình độ tin học của cán bộ thống kê các cấp.

4.3. Lộ trình tiếp tục thực hiện phương pháp mới tính các chỉ số   sản xuất công nghiệp hàng tháng.

a. Năm 2009 và 2010: Tính và công bố hàng tháng song song hai chỉ tiêu: “Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994” và chỉ tiêu: “Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp theo phương pháp mới” (trong đó, chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định là chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tham khảo).

b. Năm 2010: Tính và công bố để tham khảo thêm hai chỉ tiêu mới hàng quí là “Chỉ số tiêu thụ” và “Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp”

            c. Từ năm 2011: Chính thức bỏ chỉ tiêu “Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định” và chính thức thay thế bằng chỉ tiêu “Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp” để đánh giá tăng trưởng sản xuất công nghiệp hàng tháng. Kiến nghị Chính phủ sử dụng chỉ tiêu này để xây dựng và đánh giá hoàn thành kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp các cấp, Trung ương và địa phương, đồng thời là chỉ tiêu so sánh quốc tế.

 

 TỔNG CỤC THỐNG KÊ