2. Thị trường Việt Nam : Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ khoảng  trên 50% GDP. Tuy nhiên doanh số này chưa phản ánh được chất lượng tiêu dùng mà cho biết xu hướng gia tăng (xem bảng), vì lẽ đó Việt Nam được xếp trong top 10 thị trường bán lẻ phát triển nhanh.

 

 

 

Năm

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tỷ đồng (giá thực tế)

Tổng sản phẩm trong nước

Tỷ đồng (giá thực tế)

Tỷ lệ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với Tổng sản phẩm trong nước (%)

1990

19031

41955

45

1991

33403

76707

44

1992

51214

110532

46

1993

67273

140258

48

1994

93490

178534

52

1995

121160

228892

53

1996

145874

272036

54

1997

161899

313623

52

1998

185598

361017

51

1999

200923

399942

50

2000

220410

441646

50

2001

245315

481295

51

2002

280884

535762

52

2003

333809

613443

54

2004

398524

715307

56

2005

480293

839211

57

2006

596207

974266

61

Sơ bộ 2007

731809

1144015

64

Sơ bộ 2008

970000

1218376

80

Nguồn: TCTK, năm 2008 và % do tác giả ước tính

 

3. Thị trường bán lẻ nước ta diễn ra ở : trên 160 siêu thị và 32 trung tâm thương mại tập trung tại các thành phố thị xã, gần 10 nghìn chợ và 10 nghìn cửa hàng, cửa hiệu với khoảng 5 triệu người lao động tham gia buôn bán. Thương mại là một ngành kinh doanh mang lại giá trị gia tăng nhưng cạnh tranh gay gắt trong nước và nước ngoài. Nhiều nhà sản xuất đã khẳng định “vấn đề còn lại là bán hàng”.



(ảnh minh họa)

 

4. Tính dân tộc truyền thống của người tiêu dùng Việt Nam đòi hỏi các nhà bán lẻ phải “đất có lề, quê có thói, nhập gia tùy tục”. Truyền thống đó ngoài tính cách tiết kiệm và thực tế người tiêu dùng còn đòi hỏi về chất lượng, kiểu dáng. Một số hãng nước ngoài có thể chế được các mùi vị hoa quả nhưng lẽ hiển nhiên nước quả có nguồn gốc thiên nhiên với chất lượng không đánh lừa giác quan người tiêu dùng mới có cơ may tồn tại;  tương tự như đồ may mặc chất liệu thiên nhiên và đồ tiêu dùng mô phỏng văn hóa truyền thống, cách tân sẽ được người tiêu dùng ưa thích. Các nhà bán lẻ đã từng thất vọng trước những tập quán tiêu dùng của nhiều dân tộc, tuy nhiên những hãng kiên nhẫn sẽ chiếm lĩnh dần dần thị trường: người Nhật đã từng chiếm lĩnh thị trường ti vi của Mỹ bằng sự kiên nhẫn, mua thương hiệu ti-vi Mỹ, sau đó xóa luôn thương hiệu, áp đặt thương hiệu của người bán, Wal-mart từng kiên trì tiếp cận những thị trường khó tính và thành công với doanh số bán lẻ trên toàn cầu mỗi ngày gần 1 tỷ USD. Nhiều hãng thực phẩm  ăn nhanh, hãng phân phối đồ may mặc đã áp đặt trên nhiều vùng lãnh thổ, khuyến dụ người tiêu dùng thích nghi với tác phong công nghiệp!

  

  

 Chợ Khâu Vai-Hà Giang (ảnh minh họa)

  

5. Những khoảng trống của thị trường ở đâu? Với khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam thích đi chợ truyền thống thì đây là địa chỉ bán lẻ hấp dẫn. Nhiều người buôn bán lẻ, họ đã di chuyển gần đủ các ngày họp chợ ở các vùng chợ quê với một nhóm hàng và tuần hoàn nghề đó nhiều thế hệ với thu nhập dễ chịu. Tại các thành phố đã thiết lập được những nhà bán lẻ  nhận hàng từ nông thôn, nhập lẻ hàng đủ tiêu chuẩn đưa vào siêu thị, phân phối vào các quầy hàng.  Số người  bán hàng theo phương thức: sáng sớm đưa  hàng từ nông thôn ra bán ở thành thị, cùng với những người bán hàng không cố định, bán dạo. Đây là những đối thủ hay là những người có thể hợp tác với các nhà bán lẻ lớn?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(ảnh VNN)

 

6. Chiêu khuyến mại của các hãng có thể gom được một nhóm người tiêu dùng, các hãng sẽ có những tuyệt chiêu tân cổ điển song cuối cùng và muôn thuở người tiêu dùng nhận thấy được lợi ổn định sẽ có thói quen mua hàng ở nơi nào đó. Chia sẽ lợi ích qua giá hàng hóa, dịch vụ và hậu mãi với những thương hiệu bán lẻ tên tuổi vẫn là một phương châm của người bán lẻ.

 

II. MỘT SỐ KỊCH BẢN BÁN LẺ

Có sự hồi hợp, háo hức và cả chút lo lắng khi thị trường bán lẻ Việt Nam hội nhập WTO vào ngày 01-01-2009. Thực tế thì những nhà bán lẻ quốc tế đã đến Việt Nam mở những siêu thị như Metro, Big-C, phối hợp với thương nhân Việt Nam mở nhà hàng, cửa hiệu ở quy mô vừa. Xem xét về tính chất hội nhập, dự kiến một số kịch bản sau:

 

1. Kịch bản tĩnh: Các nhà bán lẻ trong nước, và nước ngoài độc lập kinh doanh, đàm phán nhưng không ký kết, thăm dò thông qua các hội thảo giới thiệu ưu thế và trao đổi trực tiếp một số ít hàng hóa, trao đổi đào tạo nguồn nhân lực. Kịch bản này có thể kéo dài hơn do áp lực của các nhà bán lẻ trong nước không muốn mất thị trường. Các nhà bán lẻ nước ngoài phải kiên nhẫn.

 

Theo kịch bản này các nhà bán lẻ trong nước cần vạch ra một chiến lược và thực hiện những bước đi ban đầu để chiếm lĩnh một số vị trí bán hàng, trước hết là các chợ trong quy hoạch mà Bộ Công Thương ban hành tại Quyết định 12/2007/QĐ-BCT. Nhà nước cần tạo điều kiện về đất đai: có thể toàn bộ giá trị mà cá nhân, tổ chức nhận bồi thường khi thu hồi đất chuyển thành cổ phần công ty; những khoản công ty phải nộp cho nhà nước trong một thời gian nhất định được chuyển thành cổ phần của nhà nước tại công ty. Một số công ty hôm nay mong hỗ trợ về đất đai kỳ vọng vào việc chuyển nhượng đất, tài sản và quyền thương mại gây ra ảo tưởng ngắn hạn.

 

Thứ nhất, các nhà phân phối lớn như Coop-mart, Intimex, Tổng công ty thương mại Sài gòn, G7-mart, Phú Thái,…cùng các doanh nghiệp thương mại và các tập đoàn có kỹ năng bán lẻ (tiếp cận trực tiếp với khách hàng) như VNPT, EVN, Các ngân hàng thương mại; Bảo Việt, Tổng công ty xây dựng, một số tập đoàn kinh tế đang dư vốn cần liên kết lại thành lập công ty cổ phần, góp vốn, góp công,…chia phần việc để rồi chia “miếng bánh” thị trường. Hôm nay góp 1 vốn chỉ hơn 5 năm sau sẽ lên đến 10 lần và cao hơn đối với những dự án có vị trí đẹp.

 

Thứ hai, các doanh nghiệp thương mại cần chiếm lĩnh các thị trường địa phương bằng việc mở các trung tâm thương mại dịch vụ và phát triển các chi nhánh đến các chợ, tham gia quản lý các chợ ở huyện, xã. Chính quyền địa phương cần công bố công khai quy hoạch, có cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng thương mại như cho thuê dài hạn với giá ưu đãi, chuyển giá trị quyền sử dụng đất thành cổ phần hoặc thành vốn liên doanh,...vận dụng quy định tại  Nghị  định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư, các chính sách phát triển hạ tầng kinh doanh.

 

Thứ ba, Học tập phong cách kinh doanh hiện đại, ngày nay người  mua hàng quan tâm đến mua ở cửa hàng, siêu thị của hãng phân phối có thương hiệu. Các thương hiệu của tập đoàn bán lẻ đã từng ngày, từng giờ phủ lên các thương hiệu khác, một cửa hàng trung bình của Macdonal mới khai trương làm cho 30 cửa hiệu đóng cửa, một điểm bán hàng của Wal-Mart có thể làm giảm số người đến chợ truyền thống…Do vậy, Coop –mart hay Intimex, hoặc G7- mart, Phú Thái… cần mở rộng thương hiệu với tư cách một tập đoàn bán lẻ quốc gia, quốc tế. Tư duy liên kết hệ thống thường rất yếu ở các nước đang phát triển, nước mới chuyển đổi kinh tế thị trường  do ưu thích sở hữu tư nhân cá biệt. Cần chuyển đổi tư duy, nhà nước không thể dùng mệnh lệnh hành chính nhưng có thể sử dụng công cụ tài chính can thiệp vào mối liên kết này ví dụ như góp vốn bằng quyền sử dụng  đất, hỗ trợ đào tạo,…áp dụng Luật Cạnh tranh.


2. Kịch bản động

Thứ nhất, các nhà phân phối Việt Nam chủ động tìm kiếm đối tác là các nhà phân phối lớn để thành lập các liên doanh- công ty cổ phần. Tuy nhiên, các nhà phân phối nước ngoài có xu hướng thích thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Thứ hai, khi tự do hóa thương mại hoàn toàn, các nhà bán lẻ nước ngoài và trong nước sẽ cạnh tranh gay gắt, thị phần tăng giảm do sức mạnh của mỗi bên, kỹ thuật makerting được thể hiện tối đa, người tiêu dùng sẽ được lựa chọn. Trong các chiêu thức, có chiêu thức dùng thẻ điện tử, hoặc tích lũy hóa đơn  mua hàng cộng đến giá trị nào đó được giảm giá hoặc được thưởng bằng giá trị với điều kiện nhận hàng của nhà phân phối, cấp “thẻ khách hàng thân thiện”,và nhiều chiêu khuyến mại nhộn có nguy cơ phản cảm. Thứ ba, không gian thị trường sẽ mở đến những vùng đông dân, các chi nhánh của thương hiệu lớn sẽ có mặt nhiều nơi để tạo ấn tượng cho người tiêu dùng.

 

Những vị trí bán hàng có thương hiệu ở các thành phố, trung tâm lớn sẽ được sang nhượng đổi biển hiệu liên tục, nhiều nhà phân phối trong nước, chủ hiệu hưởng lợi “ăn non” lần đầu như bán, cho thuê vị trí. Có sự gặp nhau thường xuyên giữa bên có bất động sản và bên có thương hiệu để tạo nên vị trí đắc lợi.

 

Kịch bản động cùng với các giải pháp chiến lược của những nhà bán lẻ sẽ phá vỡ các “boong ke” thị trường, do vậy chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh và ý thức vươn lên bằng đầu tư mạo hiểm, bằng kỹ năng chăm sóc khách hàng, bằng sự liên kết với các nhà sản xuất,hình thành các tổ chức tiêu dùng như HTX cung tiêu,mua bán với những ưu đãi cho thành viên về giá và dịch vụ hậu mãi. 

 3. Kịch bản “thương hiệu rỗng”

Xây dựng thương hiệu nhà phân phối để thu hút hàng hóa, khách hàng; không nhượng bán thương hiệu, mà cho các hãng bán lẻ khác thuê thương hiệu; chuyển giao công nghệ và hệ thống bán lẻ trong nước. Kịch bản này được các nhà bán lẻ, các hãng sản xuất áp dụng thành công theo công thức: Đầu tư  vào thị trường mới bằng thương hiệu + vốn + người quản lý+kỹ năng mua bán hàng, bao gói nhãn mác để thu lợi nhuận từ nhà sản xuất sản phẩm và người tiêu dùng. Khá nhiều thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường, bán hàng hóa và sự dụng nguồn nhân lực trong nước theo phương châm: sản phẩm truyền thống-cách tân phong cách mua bán, tiêu dùng.

 

***

Trong ba kịch bản trên, khả năng “kịch bản tĩnh” có quán tính mạnh hơn do tập quán thương mại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực bán lẻ khó hợp tác và đều gặp những rào cản, cần có thời gian và lòng kiên nhẫn để tích hợp hài hòa phong cách thương mại -dịch vụ truyền thống và và hiện đại.