Trung Quốc

Các lồng ấp công nghệ của Trung Quốc khởi đầu cách đây 16 năm, đã nuôi dưỡng được một số khá lớn các công ty có cơ sở kỹ thuật cao. Khu vực lồng ấp ở Zhongguancun Bắc Kinh, trải rộng trên diện tích 75 km vuông với tổng số 68 trường đại học và 232 viện nghiên cứu, là một ví dụ. Một số doanh nghiệp công nghệ cao nổi tiếng như: Legend, Stone và Founder đã nổi lên từ khu vực này.

Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 440 loại lồng ấp kinh doanh công nghệ khác nhau.

Zhao Yuhai, Tổng Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp công nghệ cao Torch, Bộ Khoa học - Công nghệ khẳng định: Những lồng ấp này đã đem lại lợi nhuận kinh tế rất lớn cho đất  nước.

Năm 2001, 22 công viên  phần mềm thuộc Chương trình Torch cấp nhà nước đã đã nuôi dưỡng 3.700 công ty phần mềm, tạo ra  doanh số 65 tỉ RMB (7,9 tỉ USD) trong tổng số thu nhập, với 45 tỉ RMB (5,4 tỉ USD) từ bán các sản phẩm phần mềm và dịch vụ và 35 tỉ RMB (4,2 tỉ USD ) từ bán  phần mềm sở hữu độc quyền.

Cuối năm 2001, Quỹ  chung của lồng ấp công nghệ đã đạt được 1,09 tỉ RMB và Trung Quốc hy vọng vào năm 2005: Quỹ cho lồng ấp sẽ đạt 2 tỉ RMB (42 triệu USD), và tổng số các lồng ấp công nghệ sẽ vượt quá con số 500.

Hiện tại, các lồng ấp công nghệ của Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển giao từ các cơ quan sở hữu nhà nước - phi lợi nhuận sang pha trộn giữa sở hữu có lợi nhuận và phi lợi nhuận.

Hồng Kông

Hồng Kông có Chương trình lồng ấp của công viên khoa hoc và kỹ thuật với những quy định chặt chẽ hơn của Trung Quốc, nhưng cũng đảm bảo các công ty được Chương trình lồng ấp nuôi dưỡng có tỷ lệ thành công cao hơn.

SW Cheung - Phó chủ tịch Trung tâm phát triển kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật nói: “ Chúng tôi không ở đó để đưa tiền hoặc thuê nhà miễn phí cho mọi người. Để trở thành những công ty được nuôi dưỡng trong lồng ấp của chúng tôi, họ cần chứng minh cam kết của họ bằng việc đưa ra các đầu tư ban đầu từ chính họ và có một kế hoạch kinh doanh có thể thực hiện được.

Ông Cheung khẳng định: Mục tiêu của chương trình lồng ấp là để giúp đỡ những sự khởi đầu này, chuyển những ý tưởng của họ thành sản phẩm có khả năng thương mại trong vòng khoảng 3 năm.

Điều này có nghĩa nhóm quản lý dự án ban đầu này phải có 20% tiền vốn trong công ty của chính họ và một kế hoạch kinh doanh khả thi về tài chính và kỹ thuật.

Để vượt qua được chương trình 3 năm, các hãng cần phải vượt qua được sự đánh giá 6 tháng một lần.

Ông Cheung thừa nhận rằng, chương trình lồng ấp của Hồng Kông chặt chẽ nhiều so với với các chương trình khác trong khu vực.

Nhưng với những yêu cầu khắt khe này, tỉ lệ thành công là cao hơn. Ông Cheung cho rằng, khoảng một nửa các dự án được nuôi dưỡng là thành công.

Nhóm đầu tiên của Chương trình lồng ấp  được công bố gồm 78 công ty, trong đó 80% thuộc chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong khi  những công ty còn lại thuộc các lĩnh vực khác như công nghệ sinh học và điện tử. Tại thời điểm hiện nay, có khoảng 77 lồng ấp đang tồn tại ở Hồng Kông, trong đó có 40% là các công ty công nghệ thông tin.

Siman Kwan, Giám đốc Công ty phần mềm sáng tạo Delta, một trong những công ty công nghệ thông tin được nuôi từ lồng ấp nói: Chương trình này đã tạo ra môi trường nơi các công ty được nuôi dưỡng có thể chia sẻ sự hiểu biết của họ và các dịch vụ mà nó cung cấp là điều quan trọng cho sự khởi đầu.

Nhưng ông Kwan cũng hy vọng, dịch vụ tiếp thị của Chương trình lồng ấp nên được mở rộng để bao trùm cả các dịch vụ như là tư vấn về chiến lược tiếp thị đó là một lĩnh vực nhiều công ty khởi đầu chưa có kinh nghiệm.

ấn Độ

Kịch bản về Chương trình lồng ấp ở ấn Độ đã có đà phát triển trong 2 năm vừa qua và Viện Hàn lâm ấn Độ đã và đang đóng vai trò cơ bản trong nỗ lực này.

Tập đoàn mạng máy tính và viễn thông TeNet - một nhánh lồng ấp của IIT- Madras đã nuôi dưỡng thành công các công ty như Midas và Banyan Network.

Giám đốc điều hành Công ty TeNet V. Varadarajan nói: Midas’ Wallset là một thiết bị quản lý thuê nhà (subscriber- premises equipment),  nó cung cấp giao diện vô tuyến cho kết nối PSTN, năm nay Midas có được khoảng 1 triệu đơn đặt hàng loại sản phẩm này. Còn Banyan có sản phẩm mạng DIAS đang được sử dụng ở Kolkotta và Chennai.

Sự phát triển của các công ty dịch vụ phần mềm lớn, như Infosys, TCS và Wipro ở ấn độ, cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các dự án khởi xướng bởi chính  những người làm trong những công ty này.

Wipro có khoảng hơn 200 chuyên gia làm việc trong các dự án lồng ấp khác nhau. Công ty cũng có một quy trình được gọi là “ Stage Gate” để xác định đánh giá và tiếp nhận các ý tưởng đặc biệt. ông M. Divakaran, trưởng phòng kỹ thuật Công ty Wipro Technologies nói: “ Mục tiêu là khuyến khích  khoảng1000 người có tài ở công ty đưa ra những ý tưởng có thể kinh doanh được”.

Các lĩnh vực nuôi dưỡng trong lồng ấp hiện tại bao gồm lập mạng tới từng nhà (WLAN), quản lý nội dung, các ứng dụng viễn thông và an ninh doanh nghiệp.

Sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia (MNC) hiện tại như Texas Instrument, Intel và Microsoft  đã dẫn đến sự xuất hiện nhiều công ty mới khởi nghiệp: một nhánh do liên doanh của Intel tài trợ, Intel Capitol -  là một ví dụ, đã trợ giúp rất thành công các công ty như Sasken, Subex và Trivium.

Malaysia

Các cơ quan chính phủ đi đầu trong việc xây dựng mạng lưới các trung tâm lồng ấp công nghệ ở Malaysia.

Công ty kinh doanh phát triển kỹ thuật Malaysia (MTDC) đã thành lập các trung tâm lồng ấp công nghệ ở 4 trường đại học (thuộc Malaysia). Các trung tâm lồng ấp được thiết lập bởi MTDC có mục đích làm tăng sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp và trường đại học. Trung tâm lồng ấp công nghệ đầu tiên được thành lập năm 1996 là một liên doanh của công ty với Trường đại học tổng hợp Putra Malaysia (UPM)

Trung tâm lồng ấp kỹ thuật UPM-MTDC đã tập hợp được 39 công ty hoặc chủ thuê đất trong lĩnh vực phát triển phần mềm, thương mại điện tử và nghiên cứu phát triển R&D. Các trung tâm lồng ấp khác của MTDC có tổng số khoảng 25 chủ thuê đất.

Lồng ấp trung tâm MCI, mới được thành lập một vài năm trước, trong trường đại học Multimedia ở Cyberjaya, hiện đã có gần 20 công ty khởi nghiệp tại đây.

  Ngoài việc cung cấp khu văn phòng tiện nghi và các dịch vụ, MCI còn cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp, các  dịch vụ chuyển giao và tư vấn về nguồn tài chính và vốn liên doanh. Đa số các công ty là những đơn vị chuyên doanh trong lĩnh vực thông tin đại chúng, kinh  doanh phần mềm, sản xuất- kinh doanh, thương mại điện tử. Theo ông Dr Abu Tailib Bacik Phó Chủ tịch Công ty MDC, trong số các công ty thành công có công ty phần mềm trí tuệ nhân tạo VQ Interactive đã để lại dấu ấn bằng sự phát triển Botizen, một công cụ trực tuyến ảo có thể trả lời những thắc mắc chung trong thời gian thực  và giúp đỡ trực tiếp  người  đang vào thăm website.

Ngoài ra các nước Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan cũng rất thành công trong các chương trình lồng ấp công nghệ của mình.