[E-magazine] Kỳ vọng và thách thức trên con đường chinh phục CPTPP
04/10/2022 lúc 07:00 (GMT)

[E-magazine] Kỳ vọng và thách thức trên con đường chinh phục CPTPP

 

Kỳ vọng và thách thức trên con đường chinh phục CPTPP

.

Hướng tới xuất khẩu hàng chế biến chế tạo

Sau hơn 3 năm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước trong CPTPP thu về những kết quả khá ấn tượng.

Năm 2021, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước CPTPP đều ghi nhận mức tăng trưởng dương. Tiêu biểu như Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico, Chile. Đáng chú ý là sự gia tăng từ 2 - 3 con số về kim ngạch sang các thị trường chưa có FTA song phương với Việt Nam như Canada, Mexico, Peru

Vườn Quốc Gia Pù Mát – nơi lưu giữ nét hoang sơ của rừng nguyên sinh bậc nhất Việt Nam

Đáng chú ý là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang khu vực này chủ yếu là hàng công nghệ, chế biến chế tạo. Nhóm hàng điện thoại, linh kiện, máy vi tính, máy móc phụ tùng chiếm 43%; tiếp đó là dệt may, da giày chiếm khoảng 25%, gỗ và sản phẩm từ gỗ chiểm khoảng 8%; trong khi hàng nông thủy sản chỉ chiếm khoảng 4%.

CPTPP

 

Lý giải tỷ lệ cấp C/O không cao

Trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 31,47 tỷ USD, tăng 21,43 % so với cùng kỳ năm trước, chiếm 14,48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Du lịch cộng đồng

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ thị trường CPTPP nhìn chung không cao, do hầu hết các nước đối tác đều đã có FTA song phương và đa phương trước đó với Việt Nam, có những quy tắc xuất xứ lỏng hơn và mức thuế suất ưu đãi hơn so với CPTPP trong những năm đầu hiệp định này có hiệu lực.

Riêng đối với Mexico và Canada - hai nước chưa có có FTA song phương với Việt Nam, tỷ lệ kim ngạch cấp C/O ở mức khá cao, gần 30% và trên 10%.

Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 4,02% của năm 2020 hay 6,34% của năm 2021 không có nghĩa là hơn 90% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao. Thực tế, thuế nhập khẩu MFN tại một số thị trường đã là 0%, hoặc tương đương với mức thuế suất ưu đãi theo các FTA khác mà Việt Nam tham gia. Trong các trường hợp này, doanh nghiệp không đề nghị cấp C/O, bởi việc có hay không có C/O không có khác biệt về thuế quan.

Cụ thể, doanh nghiệp không mấy khi xin cấp C/O ưu khi xuất hàng sang Singapore - một thành viên trong CPTPP - do thuế MFN của nước này đã là 0%. Tương tự, Australia và New Zealand đã áp thuế MFN 0% đối với nhiều mặt hàng thủy sản, do đó thủy sản của Việt Nam không cần C/O khi xuất khẩu sang 2 thị trường CPTPP này.

Nhìn trên kỳ vọng, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi CPTPP có hiệu lực, hiệp định này sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thêm 4% và tăng nhập khẩu 3,8%, thì sau 3 năm thực thi đã đạt được.

Kỳ vọng về các ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ CPTPP như dệt may, da giày… đang có diễn biến trái chiều. 8 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Canada, Australia, Mexico ghi nhận tăng mạnh, lần lượt tăng 48,5%, 26% và 94% so với cùng kỳ năm trước, và cao hơn nhiều so với mức tăng 23% của kim ngạch xuất khẩu dệt may.

Nhưng xuất khẩu giày dép sang CPTPP tăng 10,5%, thấp hơn mức tăng chung của toàn ngành (13%) và thấp hơn mức tăng của của 2 FTA khác là EVFTA (tăng trên 18%) và UKVFTA (10,9%). Nguyên nhân do CPTPP quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn xuất xứ, trong khi nguồn cung nguyên phụ liệu da giày chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc - những nước không phải thành viên CPTPP.

CPTPP
 

Những thách thức không nhỏ

 

CPTPP

Đó là điều đáng mừng, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các biện pháp phòng vệ thương mại. Đặc biệt, khi xuất khẩu tăng quá cao, thì nguy cơ điều tra về các biện pháp, ví dụ như chống bán phá giá, chống trợ cấp đặc biệt lớn.

Đến nay, hàng hóa Việt Nam đã là đối tượng điều tra phòng vệ thương mại của 4 đối tác CPTPP, gồm Canada, Mexico, Australia và Malaysia.

Bên cạnh đó, dù chưa bị điều tra nhưng  Nhật Bản, Chile hay New Zealand, Peru cũng là những thành viên rất tích cực sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Thách thức nữa của doanh nghiệp Việt là trong tổng giá trị xuất khẩu, đóng góp của khu vực FDI là tương đối lớn.

Mặt khác, xuất khẩu của Việt Nam sang một số đối tác CPTPP như Canada, Mexico, Peru, Chile còn gặp trở ngại như khoảng cách địa lý xa xôi, chi phí vận tải cao, thời gian vận chuyển kéo dài, cùng các tiêu chuẩn chất lượng cao của các thị trường. Do đó, nhiều mặt hàng thị trường có nhu cầu khá nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết và mức độ thâm nhập chưa nhiều.

Sẵn sàng thay thế

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thích ứng nhanh với điều kiện từ các FTA, Bộ Công Thương đã có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, trong đó có CPTPP.

Các hoạt động sẽ được tăng cường thời gian tới, gồm phổ biến, tuyên truyền các cam kết cũng như quy tắc xuất xứ; đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng số, hỗ trợ kết nối giao thương; tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường CPTPP (nguy cơ bị điều tra áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp...).

Liên quan đến quy tắc xuất xứ, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – thông tin, đối với CPTPP, ngoài các quy định chung như xuất xứ thuần túy, xuất xứ không thuần túy, thay đổi theo hàm lượng khu vực, thì trong một số các trường hợp, Hiệp định cũng có yêu cầu, mô tả thêm các quy trình cụ thể của hoạt động sản xuất. Tức là có những yếu tố làm cho quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn, khó đáp ứng hơn, nhưng qua đó cũng để tránh tình trạng những nước không phải thành viên của hiệp định có thể hưởng lợi từ các quy định này

Mới đây, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2022”, gồm hơn 300 đại biểu là các cơ quan, doanh nghiệp, trong đó có hơn 50 Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Tại hội nghị là các tham tán thương mại đã cập nhật tình hình thị trường sở tại, chính sách mới, và dự báo tình hình, kiến nghị nhằm đưa sản phẩm hàng hoá Việt Nam đi xa và hiện diện vững chắc tại các thị trường.

Các tham tán đã “note” lại một số mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng và có thể thay thế trong bối cảnh thiếu hụt từ chuỗi cung ứng toàn cầu như nông sản, hàng tiêu dùng, sắt thép… Trong đó, tập trung vào những mặt như cải tiến công nghệ sản xuất, dây chuyền chế biến, nâng cao hàm lượng gia công, chế tác, đa dạng hóa mẫu mã cũng như quy cách đóng gói sản phẩm…

Ngoài ra, để khắc phục những khó khăn về khoảng cách địa lý, nhất là những nước ở khu vực châu Mỹ, việc xúc tiến thương mại không chỉ dừng lại ở hoạt động trực tiếp mà còn cần đẩy mạnh cả trên nền tảng số\

Bài: Nguyễn Văn

Đồ họa: Duy Kiên


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí