Sâm Bố Chính có tên khoa học là Abelmoschus sagittifolium, được phát hiện đầu tiên ở Châu Bố Chính (nay là huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cách đây khoảng 300 năm, và chỉ trồng tại đây loại sâm này mới có thể đạt được chất lượng tốt nhất. Nếu so sánh về chất lượng, thành phần dược tính và công dụng chữa bệnh của Sâm Bố Chính có thể so sánh ngang tầm với nhân sâm Hàn Quốc. Và tính đến thời điểm hiện tại, trong số các giống sâm quý tại Việt Nam, Sâm Bố Chính là giống sâm đứng 2 về chất lượng chỉ sau Sâm Ngọc Linh.

Vùng dân tộc miền núi của huyện Bố Trạch (Quảng Bình) có 9 xã, thị trấn miền núi và 2 xã rẻo cao. Trong đó, có 4 xã, thị trấn có người dân tộc thiểu số sinh sống, với 2 nhóm dân tộc người chủ yếu là nhóm người Bru - Vân Kiều và Chứt còn lại là một số tộc người Sách, Khùa, Mường, Thái, Trì…

Những năm gần đây, cây sâm Bố Chính đã tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập ổn định cho không ít lao động người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đất nắng gió này.

Sản vật tiến Vua

 

Trong Đông y, sâm Bố Chính hơi có vị ngọt, tính hàn, rất thích hợp với cơ thể suy nhược, mất ngủ lâu ngày, chữa bệnh lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, ngăn chặn các tác nhân gây ra sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư..

 

Sâm Bố Chính hay còn được gọi là thổ hào sâm, sâm núi, sâm khu năm… có tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ cẩm quỳ. Theo các tài liệu, sâm Bố Chính phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên, ngoài ra còn tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc, như: Sơn La, Hòa Bình… Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, chỉ tại Quảng Bình - nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam - thì sâm mới có chất lượng tối ưu.

Sở dĩ có tên gọi Bố Chính vì cây sâm này được phát hiện và sử dụng làm dược liệu đầu tiên ở Châu Bố Chính -  nay là vùng Bố Trạch, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, trước đây, sâm Bố Chính là một trong những sản vật quý được người Quảng Bình dùng để tiến vua chúa trong triều đình nhà Nguyễn, bởi thế nó còn được gọi là “sâm tiến vua”.

 

sam 1

Đặc điểm nhận dạng 

  • Cây Sâm Bố Chính thuộc họ Bông, là một loài thân thảo, thường có chiều cao từ 0.5-1m trở lên. Đất nào cũng trộng được, đặc biệt là đất pha cát, đất thịt nhẹ.
  • Lá cây hình trái xoan, cuối phiến lá hình tim, hoặc hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Càng về phía ngọn,lá cây càng có kích thước nhỏ. Trên mặt lá có lông đơn
  • Hoa Sâm Bố Chính to, có đường kính tới 8cm, màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc từ kẽ lá. Cuống hoa có chiều dài khoảng 5 – 8 cm. Có lông cứng, phồng lên ở đầu, trông như loài hoa cảnh.
  • Đài hoa hình túi dài 12-14 mm. có long tua tủa và vài rang nhỏ. Đài hoa tách ra và rụng xuống để lộ 5 cánh dài 5-6 cm, rộng 3-4cm ở ngọn.
  • Nhụy hoa gắn liền dính vào với nhau
  • Quả Sâm Bố Chính hình bầu dục như quả trứng, dài gấp ba lần đài hoa, mặt ngoài có long. Khi chín, quả tự nứt ra thành 5 mảnh, mặt trong, mặt ngoài đều có lông.
  • Hạt hình quả thận, màu nâu, ngoài mặt thô ráp với những đường vân khác nhau
  • Rễ của sâm Bố Chính có hình trụ, phình mập, có hình nhân như  củ nhân sâm, mang màu trắng nhạt hoặc hơi ngả vàng, đường kính từ 1.5 – 2cm, nhiều rễ.

Sâm Bố Chính không chỉ được dùng làm phương thuốc, ngâm rượu, nấu nước mà đặc biệt loại Sâm này còn được sử dụng như một thực phẩm chế biến món ăn hằng ngày. Từ sâm Bố Chính tươi, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng như: Gà hầm sâm; Cháo bò hầm sâm; Chân giò hầm sâm,  Sườn non hầm Sâm Bố Chính, Chè Sâm Bố Chính long nhãn…

sam
mat ong
sam a
ga ham
mat ong

 

ĐỂ TIỀM NĂNG QUÝ
trở thành hàng hóa

Trải qua một thời gian bị lãng quên vì lý do lịch sử, cũng như bị khai thác quá mức, dòng sâm Bố Chính hầu như cạn kiệt. Gần đây giống sâm quý này đang được trồng nhiều trên vùng đất Quảng Bình và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

Một số đơn vị trồng sâm muốn phát triển dược liệu quý này theo hướng bền vững nên đã chủ động nghiên cứu và áp dụng phương pháp hữu cơ vào quá trình canh tác. Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Sâm Bố Chính, trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, là một trong những đơn vị tiên phong đầu tư nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị khoa học áp dụng kỹ thuật, phương pháp hữu cơ trong việc trồng và phát triển cây sâm.

sam bo chinh

Công ty Sâm Bố Chính phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM tổ chức trồng, nghiên cứu các phương pháp kỹ thuật để phát triển cây sâm trên vùng đất Quảng Bình.

Bước đầu xây dựng quy trình trồng sâm Bố Chính, đã tiến hành nhân giống sâm này bằng phương pháp giâm hom, nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm cho loai sâm này nảy chồi và ra lá, sinh trưởng ổn định, khỏe mạnh trước khi khai thác. Sản lương bình quân trên 1 hecta đạt 4 tấn - 5 tấn, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng sâm.

Nhưng muốn phát triển cây sâm lên tầm quy mô, xây dựng thương hiệu cho cây sâm, bài toán đầu ra cho cây sâm phải được giải quyết, phải có sự đầu tư một cách khoa học, hợp lý.

 

sam 1
sam 2

Nhiều sản phẩm chế biến từ sâm do các nhà vườn, hợp tác xã thực hiện đa số là các sản phẩm thô, sơ chế như trà, sâm khô... đến nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn, thu hút người sử dụng.

Công ty Sâm Tiến Vua với sự tư vấn của Trung Tâm sâm và dược liệu, phối hợp với Trường đại học công nghiệp thực phẩm đã đầu tư vào nghiên cứu, chế biến sản phẩm từ cây sâm một cách khoa học.

Sản phẩm ban đầu được giới thiệu ra thị trường là nước Sâm Tiến Vua, một dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cung cấp bổ sung các hoạt chất tốt có từ trong sâm, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Bước đầu, sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã.

Để phát triển cây sâm, các doanh nghiệp như Sâm Tiến Vua đã chủ động nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm chất lượng bảo đảm tiêu chuẩn, ngoài ra, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý các cấp, đồng thời, sự đón nhận của người tiêu dùng Việt sẽ giúp cây sâm quý được đánh thức và phát huy tác dụng vốn có.

vuon sam

Trình bày: Duy kiên - Ánh Tuyết