Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu co giao tương lai đã giảm 18% trong bối cảnh dư cung dầu ăn trên thị trường toàn cầu; điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến Malaysia và Indoneisa – hai nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Sau khi giá dầu cọ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, Chính phủ Malaysia đã ngay lập tức ngừng áp thuế xuất khẩu đối với dầu cọ thô trong tháng 9 và tháng 10/2014 và vừa qua, tiếp tục gia hạn việc ngưng thuế này cho đến cuối năm 2014. Điều này sẽ giúp giảm lượng dầu cọ dự trữ vốn đang tăng cao của Malaysia và giúp giá dầu cọ thô tăng lên.
Bộ trưởng Bộ Hàng hóa và Ngành đồn điền Malaysia, ông Douglas Uggah Embas cho biết: “Chúng tôi hi vọng việc gia hạn việc ngưng áp thuế sẽ ngăn chặn tác động tiêu cực từ việc giá dầu cọ giảm”.

đã ảnh hưởng mạnh đến Malaysia và Indonesia (ảnh minh họa)
Theo số liệu của Hội đồng dầu cọ Malaysia, lượng dự trữ dầu cọ tại Malaysia trong tháng 9/2014 đã tăng 1,8% đạt 2,09 triệu tấn – đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2013. Cũng trong tháng 9/2013, lượng dầu cọ xuất khẩu của Malaysia đã tăng mạnh 13% lên mức 1,63 triệu tấn.
Giá dầu cọ hiện chỉ đạt 667 USD/tấn. Nguyên nhân dẫn đến giá dầu cọ sụt giảm trong thời gian qua là do các dự báo cho biết sản lượng đậu tương trên toàn cầu sẽ đạt mức cao kỷ lục; đậu tương được sử dụng để sản xuất dầu đậu nành – dầu ăn thay thế cho dầu cọ. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đậu tương của Mỹ trong năm 2014 sẽ đạt mức kỷ lục 3,927 triệu giạ.
Giá đậu tương trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago, tính từ đầu năm đến nay, đã giảm 28% xuống còn 9,2725 USD/giạ; giá dầu đậu nành cũng giảm 17% xuống còn 32,63 cents/pound (0,454 kg). Hiện giá dầu đậu nành chỉ cao hơn dầu cọ 52,42 USD/tấn (14/10/2014) so với mức 244 USD/tấn trong năm 2013.