Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu cảu phần lớn các mặt hàng đều có sự sụt giảm trong tháng 9 và tháng 10, riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính vẫn tăng cao. Tháng 9 đạt 265 triệu USD và tháng 10 đạt 300 triệu USD.

Điểm qua tình hình xuất khẩu 10 tháng năm 2008 có thể rút ra một số nhận xét tổng quát như sau: Cơ cấu xuất khẩu vẫn tiếp tục có biến chuyển theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng xuất khẩu thô. Nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng 20,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, chiếm 20%; nhóm hang chế biến, công nghiệp à thủ công mỹ nghệ chiếm 59,4%. Kết quả xuất khẩu 10 tháng năm 2008 đã đạt được mục tiêu đề ra với mức tăng trưởng cao so với nhiều năm trước, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thế giới và Việt

Nam đã xuất hiện nhiều yếu tố không thuận lợi. Tuy nhiên, xuất khẩu những tháng cuối năm đã có sự sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong năm tới, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã tiến gần đến suy thoái, trong khi tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi lên, nay cũng bắt đầu chững lại. Mặt khác, cũng do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang bị thu hẹp. Hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn nữa với hàng hóa cùng chủng loại của các nước Châu Á, như nông sản, thuỷ sản, dệt may, giày dép, điện tử… trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chủ lực có xu hướng giảm. Những thuận lợi về giá sẽ không còn, giá hàng hóa tiếp tục đứng ở mức thấp do nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường giảm, nền kinh tế thế giới suy thoái cũng sẽ làm cho giá hàng hóa khó có thể tăng trong năm tới. Năng lực sản xuất nhiều mặt hang nông sản, khoáng sản của Việt Nam đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao về sản lượng sản xuất, như lúa gạo, cà phê, cao su, dầu thô… Các mặt hàng công nghiệp có kim ngạch lớn là dệt may và da giày sẽ khó khăn về thị trường xuất khẩu, do năm 2009 Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt

may đối với Trung Quốc; EU không gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam, nhiều hang rào phi thuế,… sẽ được thiết lập.

DỰ BÁO XUẤT KHẨU 2 THÁNG CUỐI NĂM 2008 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2009.

Dự báo xuất khẩu 2 tháng cuối năm 2008.

Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, theo nhận định của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng cuối năm sẽ có xu hướng chững lại do khách hàng nước ngoài gặp khó khăn về thanh toán và nhu cầu từ thị trường nước ngoài giảm. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng còn lại sẽ đạt khoảng 10,2 tỷ USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu cả năm vẫn có khả năng đạt 64 tỷ USD, tăng 31,8% so với năm 2007. Có thể nói đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1996.

Kế hoạch xuất khẩu năm 2009.

Theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 đạt 13%, tương đương kim ngạch xuất khẩu 72,3 tỷ USD. Để đảm bảo mức tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 6,5%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 13%, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 đã được Quốc hội thông qua với các giải pháp tổng thể như sau: Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đã được Chính phủ ban hành, theo đó cần tập trung:

a. Ngân hàng Nhà nước:

Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay đối với sản xuất, xuất khẩu. Ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nông dân và các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến xuất khẩu.

b. Bộ Tài chính:

Xem xét giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu như hạt nhựa, nguyên liệu thuỷ sản, điều nguyên liệu và xơ sợi. Kịp thời giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp về thủ tục hành chính, hải quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu.

c. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương trong việc xây dựng danh mục cụ thể các mặt hàng nguyên liệu thuỷ sản, nông sản phục vụ sản xuất, xuất khẩu cần được giảm thuế nhập khẩu. Phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu các hình thức hỗ trợ nông dân theo cam kết cảu Việt Nam với WTO về hỗ trợ nông nghiệp (10% trị giá sản phẩm nông nghiệp), hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí kiểm tra dư lượng kháng sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Triển khai xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua nông, lâm, thuỷ sản, trước mắt như, tôm, cá xuất khẩu.

d. Bộ Công Thương:

Tiếp tục chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương vụ Việt Nam tập trung tìm đầu ra để tiêu thụ lượng lúa gạo còn tồn trong dân. Theo dõi sát, có biện pháp đề phòng tích cực trước tình hình khủng hoảng tài chính của Mỹ và thế giới. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo, phát hiện kịp thời và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với hang xuất khẩu của Việt Nam. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và chỉ đạo các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, tìm kiếm khách hàng mới, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Rà soát các mặt hàng xuất khẩu, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

e. Các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp:

Khuyến cáo doanh nghiệp trong việc rà soát các hợp đồng xuất khẩu đã ký, nhất là các hợp đồng dài hạn, hợp đồng có kỳ hạn. Cẩn trọng trong việc sử dụng các công cụ thanh toán, điều kiện thanh toán trong các giao dịch có khả năng tiềm ẩn rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của đối tác. Theo dõi, cập nhật và phân tích thông tin thị trường để thông báo thường xuyên cho các doanh nghiệp. Nắm bắt và có phương án đối phó kịp thời với các tình huống phát sinh.