Trong vòng 5 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu của các sản phẩm nhựa Việt Nam có mức tăng trưởng khá, nhất là năm 2010, năm được coi là là dấu son quan trọng về kim ngạch xuất khẩu khi lần đầu tiên chạm mức 1 tỷ USD, đã định vị thương hiệu nhựa Việt Nam trong các thị trường xuất khẩu khó tính.
Sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… Xuất khẩu được vào thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng nhất định như Nhật Bản, Mỹ, Đức…, cho thấy nhựa Việt Nam có mặt bằng chất lượng ổn định. Đặc biệt, tại các thị trường châu Âu, sản phẩm của nước ta không bị áp thuế chống bán phá giá từ 8-30% như một số nước châu Á khác. Đây là điều kiện để các DN Việt Nam tăng sản xuất và xuất khẩu vào các thị trường này.
Hiện tại, Nhật Bản đang là thị trường lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm 26%, tiếp đến là Mỹ (11%) và Đức (7%).
Năm 2008, tồng doanh thu mặt hàng nhựa toàn cầu khoảng 400 tỷ USD. Trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì sản phẩm nhựa trong nước có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, được hưởng những ưu đãi về thuế quan và có khả năng thâm nhập thị trường tốt.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà các DN nhựa đang phải đối đầu là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu và sự biến động không ngừng về giá nguyên liệu. Trung bình hàng năm ngành Nhựa cần hơn 2,2 triệu tấn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Do phân ngành sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước chưa phát triển nên các DN vẫn phụ thuộc đến 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Tháng 8/2010, nhà máy nhựa Polypropylene (PP) đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đưa vào hoạt động. Dự án này có công suất 150.000 tấn/năm và có thể sản xuất 30 loại sản phẩm nhựa Homopolymer PP, đáp ứng một phần nhu cầu hạt nhựa PP trong nước. Hiện các nhà máy trong nước mới chỉ cung ứng được từ 15-20% nhu cầu nguyên phụ liệu. Điều này khiến cho hoạt động sản xuất của ngành phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu và các bán sản phẩm từ nước ngoài. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70-80% giá thành sản phẩm.
Theo dự báo, đến hết năm 2012, các DN trong nước sẽ cần khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Nếu không sớm chủ động được nguồn nguyên liệu thì đây sẽ là một trở ngại lớn cho các DN ngành Nhựa để có thể thực hiện sản xuất cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Theo ông Hồ Đức Lam – Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), VPA sẽ tăng cường liên kết hơn nữa với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và một số công ty cung cấp thiết bị quốc tế để giới thiệu công nghệ và nguồn nguyên liệu mới cho DN trong nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Nhà nước đã có chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành Nhựa, định hướng đến 2020 nhập khẩu nguyên liệu của ngành chỉ còn khoảng 50%. Đồng thời, thực hiện nhiều chính sách khuyến khích để huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào khâu sản xuất nguyên liệu cho ngành này.
Mục tiêu rất quan trọng của ngành Nhựa Việt Nam trong thời gian tới là đầu tư để cung cấp một phần nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu từ hóa dầu nên chiến lược phát triển ngành phải kết hợp chặt chẽ với chiến lược phát triển hóa dầu và chiến lược phát triển ngành Hóa chất. Trong tương lai, khi các dự án hóa dầu của nước ta đi vào hoạt động thì áp lực về nguyên liệu cho ngành Nhựa sẽ được giảm bớt.
Ngành Nhựa Việt Nam với bài toán về vùng nguyên liệu
Tính đến hết năm 2011, Việt Nam có khoảng 2000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực nhựa. Với tỷ trọng chiếm 4,48% so với toàn ngành công nghiệp nội địa và giữ vai t