Để có thể quản lý ngành Thuốc lá từ trung ương đến địa phương, năm 1981, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số quy định về quản lý ngành Thuốc lá, tháng 1/1982, Chính phủ đã thành lập Tổng Công ty Thuốc lá Trung Quốc và tháng 1/1984, thành lập Cục Độc quyền Thuốc lá Nhà nước. Cục Độc quyền Thuốc lá Nhà nước Trung Quốc là đơn vị hành chính cao nhất quản lý ngành Thuốc lá, trực thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc. Cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Độc quyền Thuốc lá trải dài theo chiều dọc từ Trung ương -> Tỉnh -> Châu, Khu -> Huyện, đồng thời có sự phân cấp về quản lý giữa Cục Độc quyền các cấp.
Xác định thuốc lá là loại hàng hóa đặc biệt, có tác dụng kích thích, tạo sự hưng phấn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng trong xã hội hiện nay, mặt hàng này là nhu cầu có thật, do vậy, Chính phủ Trung Quốc phải tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Năm 1991 - 1992, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành soạn thảo và ban hành Luật Độc quyền Thuốc lá.
Luật Độc quyền thuốc lá nhằm mục đích kiểm soát và bảo vệ ngành Thuốc lá. Nhà nước quản lý ngành Thuốc lá theo Luật Độc quyền, từ khâu sản xuất- kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đến xuất khẩu đều phải tuân thủ theo quy định của Luật và thể hiện ở 3 điểm chủ yếu sau: Quản lý, lãnh đạo thống nhất; Quản lý cả theo chiều dọc và chiều ngang, trong đó lấy quản lý dọc theo chuyên ngành làm chủ đạo; Chuyên doanh, chuyên bán.
Kể từ khi Trung Quốc thực hiện Luật Độc quyền thuốc lá và Điều lệ thực thi kèm theo, cho đến nay, cùng với quá trình sắp xếp lại, ngành Thuốc lá Trung Quốc đã có bước phát triển vượt bậc. Việc kiểm soát tác hại của thuốc lá đến sức khỏe người tiêu dùng cũng chặt chẽ hơn, hàm lượng Tar và Nicôtin trong thuốc lá đã giảm đáng kể. Các nhà máy sản xuất thuốc lá đã được đầu tư đổi mới công nghệ, nên thuốc lá Trung Quốc có thể cạnh tranh và chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường trong nước.
Cơ chế quản lý ngành Thuốc lá của Trung Quốc là cơ chế quản lý đặc biệt, mang màu sắc hành chính, thể hiện ở 3 đặc trưng sau:
* Kế hoạch: Ngành Thuốc lá Trung Quốc có sự kế hoạch hóa và chuyên môn hóa cao, thực hiện lập kế hoạch từ khâu trồng nguyên liệu, sấy lá, sản xuất sản phẩm thuốc điếu, kinh doanh và xuất nhập khẩu.
Hàng năm, Cục Độc quyền Nhà nước Trung Quốc xem xét, nghiên cứu nhu cầu thị trường, chỉ đạo Cục Độc quyền các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất- kinh doanh, có căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi tỉnh. Sau đó, Cục Độc quyền Trung ương tổng hợp thành kế hoạch của toàn ngành trình ủy ban Kế hoạch Nhà nước xem xét phê duyệt; Sau khi tiến hành thẩm định trên cơ sở đề nghị của Cục Độc quyền Thuốc lá Nhà nước, ủy ban Kế hoạch Nhà nước sẽ phê duyệt và giao kế hoạch cho các tỉnh. Căn cứ vào kế hoạch được giao, các đơn vị triển khai trồng nguyên liệu và sản xuất thuốc lá điếu, và chỉ được phép thực hiện theo kế hoạch sản xuất được giao. Tuy nhiên, cũng có sự điều chỉnh kế hoạch tùy vào tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch; Mỗi nhà máy sản xuất thuốc lá điếu được giao cho sản xuất vài nhãn thuốc nhất định, trường hợp phát triển sản phẩm mới thì phải báo cáo cho Cục Độc quyền.
* Quản lý có giấy phép: Theo Luật Độc quyền của Trung Quốc, tất cả 9 loại sản phẩm gồm thuốc điếu, thuốc xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lá sấy lại, thuốc lá, giấy vấn thuốc lá, đầu lọc, sợi làm đầu lọc, thiết bị chuyên dùng trong ngành Thuốc lá đều phải có giấy phép sản xuất - kinh doanh.
* Quản lý về thuế và giá cả: Trung Quốc đã thực hiện chính sách đánh thuế cao để quản lý. Giá nguyên liệu làm cơ sở cho việc mua bán sẽ do ủy ban Vật giá Nhà nước ban hành, trên cơ sở đề nghị của Cục Độc quyền Thuốc lá, giá thu mua này sẽ được quy định cho từng vùng và theo từng cấp loại (hiện nay có 40 cấp thuốc lá lá).
Mỹ
Là nước có sản lượng thuốc lá đứng sau Trung Quốc, đồng thời cũng là nước xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá hàng đầu thế giới. Hiện nay, 25% số dân Mỹ nghiện thuốc lá. Thuốc lá vàng có chất lượng tốt đều tập trung ở Mỹ (các bang Virginia, Carolina) hoặc những giống có nguồn gốc từ Mỹ. Việc sản xuất nguyên liệu đã được cơ giới hóa và tự động hóa hoàn chỉnh.
Ấn Độ
Trong số 97 nước sản xuất nguyên liệu thuốc lá trên thế giới, ấn Độ đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ, chiếm từ 8 - 10% sản lượng nguyên liệu của thế giới. Mỗi năm, ấn Độ xuất khẩu được hơn 70.000 tấn nguyên liệu. Diện tích trồng thuốc lá hàng năm đạt từ 430.000 - 450.000 ha, trong đó có 150.000 ha trồng thuốc Virginia để phục vụ cho xuất khẩu. Thuốc lá Virginia của ấn Độ được trồng trên đất thịt, có 50 - 60% thành phần sét, độ pH từ 7,5 đến 7,8. Chính phủ ấn Độ rất quan tâm đến mức giá sàn nguyên liệu thuốc lá để làm cơ sở cho việc sản xuất và tiêu thụ, mức độ kiểm soát của Chính phủ thông qua ủy ban Thuốc lá (Cơ quan điều hành thuốc lá của Chính phủ) đối với sản xuất và tiêu thụ, sẽ tùy vào từng chủng loại nguyên liệu thuốc lá. (Xem bảng)
Zimbabwe
Năm 1903, thuốc lá mới được trồng ở Zimbabwe, một quốc gia có 10 triệu dân, có đất liền bao quanh, nằm trên độ cao miền Trung Phi, một vùng có thời tiết thay đổi... Đến nay, trải qua một thế kỷ, ngành sản xuất thuốc lá ở Zimbabwe đã thành công nhất trên thế giới. Số lượng thuốc lá lá xuất khẩu đạt hơn 90% tổng sản lượng, đã đem về cho quốc gia này một nguồn ngoại tệ lớn, thu hút khả năng lao động, tiết kiệm ngoại tệ, đủ nguyên liệu cung cấp cho sản xuất thuốc điếu... Năm 2002, giá trị của thuốc lá chiếm tỷ trọng 15% của GDP nước này. Nổi bật trong tổ chức sản xuất ngành nguyên liệu thuốc lá ở Zimbabwe là vai trò của Hiệp hội Thuốc lá Zimbabwe (ZTA), là đầu mối cung cấp thông tin cho người sản xuất, thống nhất giá cả thu mua để hạn chế cạnh tranh, quản lý giá xuất khẩu nguyên liệu nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất... Với cơ chế quản lý đúng đắn, ngành Thuốc lá của Zimbabwe đã khắc phục được các điều bất lợi về điều kiện tự nhiên của vùng, để trở thành một đấu thủ thế giới. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, cùng với chính sách cải cách ruộng đất của Chính phủ, sản lượng trồng thuốc lá đã giảm mạnh, điều đó cho thấy, những chính sách của Nhà nước đã có tác động rất lớn đến sản xuất nguyên liệu thuốc lá.
Các nước ASEAN
Hầu hết các nước thành viên của ASEAN đều sản xuất thuốc lá. Đặc điểm chung của sản xuất thuốc lá trong khối ASEAN là sử dụng nguyên liệu nội địa để sản xuất thuốc lá điếu nhãn hiệu trong nước, các mác thuốc sản xuất theo lixăng nước ngoài cũng có sử dụng một phần nguyên liệu nội địa. Ngoài việc tự túc một phần nguyên liệu trong nước, các nước trong khu vực còn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chất lượng cao, khoảng 70.000 tấn/năm. Trong đó, Inđônêxia hàng năm nhập khoảng 21.000 tấn, Philippin: 20.000 tấn, Thái Lan: 8.000 tấn.
Kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu quản lý sản xuất và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá của các nước trên thế giới.
Qua nghiên cứu thực tiễn phát triển ngành nguyên liệu thuốc lá của một số nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm có tính gợi mở rất bổ ích đối với Việt Nam trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển ngành nguyên liệu thuốc lá như sau:
Vai trò của sản xuất nguyên liệu thuốc lá:
Sản xuất nguyên liệu thuốc lá là một ngành quan trọng của quốc gia do tính chất đặc thù của sản phẩm được tạo ra từ cây thuốc lá, nhu cầu sử dụng thuốc lá trong nước và xuất khẩu đang được mở rộng; Thuốc lá đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều quốc gia. Nhiều tổ chức thuốc lá độc quyền quốc gia, cũng như các hãng độc quyền sản xuất thuốc lá điếu, nguyên liệu chế biến, thương mại, dịch vụ..., được hình thành nhằm khai thác triệt để lợi ích kinh tế của thuốc lá; Các nước đang phát triển có xu hướng tăng sản xuất thuốc lá nguyên liệu hơn các nước phát triển.
Hệ thống sản xuất cây thuốc lá:
Hệ thống sản xuất thuốc lá rất khác nhau, từ những nông trại lớn (Mỹ, Zimbabwe) đến các hộ gia đình nhỏ (Trung Quốc, ấn Độ...). Hai yếu tố sản xuất nổi bật nhất trong việc trồng thuốc lá vẫn là đất (có gắn với điều kiện khí hậu) và lao động. Hai yếu tố này phải phối hợp bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo sự khan hiếm tương đối của chúng. Nét đặc trưng trong sản xuất nhỏ là lạm dụng lao động (tức là sử dụng lao động chân tay nhiều hơn), trong khi đó, ở những nông trại lớn thì lại hạn chế lao động chân tay và chủ yếu là lao động theo mùa (đặc biệt là thời gian thu hoạch). ở những nông trại lớn, nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu... là hết sức quan trọng, trong khi những nhà sản xuất nhỏ thì sử dụng rất ít.
Xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá:
Bất kỳ một quốc gia nào, dù xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá hàng đầu thì cũng cần phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu thuốc lá cần thiết để đảm bảo sản xuất thuốc lá trong nước. Lý do có thể là nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất các nhãn thuốc lá ngoại nhập hoặc dùng để phối chế với các loại nguyên liệu trong nước, để tạo ra những sản phẩm thuốc lá đặc trưng riêng.
Mặt khác, do cân đối cung cầu nguyên liệu thuốc lá trong nước hoặc do sự hạn chế sản xuất thuốc lá mà nhiều nước có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá trên thị trường thế giới, vừa đảm bảo tăng thu ngoại tệ, vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, nhất là khu vực nông thôn, đây là hình thức phổ biến ở các quốc gia nông nghiệp.
Sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước:
ở hầu hết các nước sản xuất thuốc lá, Chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng và hết sức tích cực trong ngành công nghiệp này. ở một vài quốc gia (đặc biệt là Trung Quốc), Chính phủ kiểm soát hoàn toàn việc trồng và buôn bán nguyên liệu thuốc lá. Trong khi đó, ở các quốc gia khác, các ủy ban hoặc hiệp hội dưới sự ảnh hưởng của Chính phủ, họ thực hiện việc điều hành có kiểm soát ngành công nghiệp này. Các định chế đặc trưng thường là Cơ quan kiểm soát độc quyền thuốc lá, ủy ban marketing hay Quỹ bình ổn.
Ngành sản xuất nguyên liệu thuốc lá của một số nước trên thế giới
Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá của một số nước trên thế giới
Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất nguyên liệu thuốc lá lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, sản lượng nguyên liệu bình