Người thông minh hướng tới cái thiện. Người dám nhận sai là người kiên cường, vĩ đại, bởi lấy việc sửa sai làm tài năng. Lời nói lúc nóng giận dễ sai, không quan trọng nếu biết xin lỗi thì hậu quả sẽ nhẹ nhàng. Phải có một tính cách mạnh mẽ mới nói được những lời xin lỗi người khác. Con người ấy đã biết làm chủ bản thân và có ý thức sâu sắc về sự bảo đảm trong các nguyên lí và các giá trị để nhận lỗi một cách đúng đắn. Chỉ cần sửa chữa lỗi lầm đó là đức tính tốt nhất, sửa chữa để tránh lỗi lầm.

    Tại sao nhiều người không dám nhận lỗi?

    Là những người có ít an toàn nội tâm; họ quá dễ bị tổn thương; họ cảm thấy nếu nhận lỗi làm cho họ yếu đuối và non kém, họ sợ người khác lợi dụng nhược điểm của họ. Sự an toàn của họ dựa trên ý kiến của người khác và lo lắng những gì người ta nghĩ về họ. Hơn nữa họ thường cảm thấy việc họ làm là có cơ sở. Họ tìm lí lẽ để biện minh cho những sự sai lầm của họ trong sự sai lầm của người khác, và nếu như họ có xin lỗi, thì cũng chỉ là một sự xin lỗi hời hợt, không xuất phát từ sự thành thật. Những lời nói a dua xu nịnh luôn khiến người nghe nhầm tưởng đó là sự trung thành; lời nói xảo dối trá khiến người ta lầm tưởng đó là thành thực. Người mà giàu cảm tính thì giỏi biến hóa, tùy cơ ứng biến làm vui lòng người khác; đối với những thủ đoạn bất chính của mình thì cho rằng là để đề phòng; ngược lại coi sự chân thành là ngu muội, càng coi trọng sự giả dối.

     Khi người khác có lỗi thì bạn nên làm thế nào?

    Con người sinh ra là mỗi người mỗi tính, sau đó vì hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội, sự giáo dục tri thức cá nhân mà có khi dẫn đến sự biểu hiện đối lập với người khác. Vẫn có thể nhượng bộ nhau, huống hồ bạn bè, đồng nghiệp.

     Khi phê bình người khác thì phải nói nhẹ nhàng, không nên nói hết mọi điều ra; khi đưa ra những ý kiến thì nên cẩn thận khiêm tốn, không nên nói to tát bừa bãi; đương nhiên càng không nên nói những câu phàn nàn bất mãn với thế sự hoặc những câu nói gây xích mích thị phi. Cách góp ý là khó, là một việc làm lớn. Không nên vừa bắt đầu đã biểu hiện thái độ ngay: “Tôi sẽ chứng minh cái này cho anh xem”. Nói như thế gần như nói: “Tôi thông minh hơn anh, tôi muốn anh thay đổi lại cách nghĩ”. Nó dẫn đến cảm giác khó chịu, sẽ bùng nổ xung đột, đem đến cho người góp ý sự phiền phức. Tốt nhất không để xảy ra xung đột kể cả vợ chồng, khách hàng và kẻ thù. Không bao giờ chỉ trích lỗi lầm của người khác, đừng làm cho họ nổi cáu. Không bao giờ nói : “Anh sai rồi”. Đem ý kiến của mình áp đặt cho người khác thì thật là thiếu sáng suốt! Bạn hữu, đồng nghiệp không phải chỉ phê bình và giúp đỡ họ khi mắc sai lầm, mà quan trọng hơn là giúp đỡ họ để tránh mắc phải sai lầm lặp lại. Phục vụ bạn bè thì có được bạn bè, phục vụ xã hội thì có được xã hội, đó là đạo lí vĩnh hằng không thay đổi.

   Nói mà có lợi đó là người tu dưỡng, thể hiện trình độ. Lời nói phản ánh nên cách đối nhân xử thế của một con người.

   Con người quý ở chỗ tự lập, tự trọng, tự tin, không đi theo đường mòn của người khác. Lòng người chân thật thì quang cảnh sáng sủa.

   Trong cuộc sống sẽ không có thập toàn thập mỹ, nếu ta biết lấy sự hài hước để giễu mình sẽ tránh được người khác cười mình, và kéo được đại đa số về phía mình. Hài hước là chất bôi trơn xã hội!