TÓM TẮT:
Bài viết phân tích diễn biến về dầu thô từ cuối năm 2015 đến năm 2016 của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó có những giải pháp khắc phục và giải quyết vấn đề ổn định dầu thô, ổn định nền kinh tế vĩ mô và giúp tăng trưởng nền kinh tế.
Từ khóa: Giá dầu, kinh tế Việt Nam, thế giới.
1. Đặt vấn đề
Cùng với các sự kiện như tiền tháo chạy khỏi ngân hàng và thị trường tài chính sụp đổ, các “cú sốc” giá dầu là một trong những hiện tượng hiếm hoi có thể khiến thế giới chao đảo. Vào nửa cuối năm 2014, giá dầu thế giới bắt đầu giảm mạnh. Những dự báo được xem là bi quan vào thời điểm đó cho rằng, khoảng giá “bền vững” sẽ dừng ở mức 45-50 USD/thùng và sớm tăng trở lại vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, những dự báo này lại trở thành quá lạc quan khi những giao dịch trên thị trường giao ngay tháng 12/2015 giá dầu đã rơi về mức 35 USD/thùng và đó vẫn chưa phải là đáy. Điều này đã gây áp lực rất lớn lên năm 2016, nhưng hi vọng sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng ổn định hơn trong năm 2017.
II. Diễn biến giá dầu thế giới những năm gần đây
1. Thời điểm cuối năm 2015
Thế giới hiện nay đang dư thừa 2,6 triệu thùng dầu mỗi ngày, với con số này càng tăng hơn trong thời gian tới. Với mức giá hơn 100 USD/thùng, giá dầu giảm 70% còn 30 USD/thùng. Đó là một mức giá không ai có thể tưởng tượng, không ai dám có thể nghĩ đến đã thành hiện thực. Và theo các chuyên gia, đây mới chỉ là sự khởi đầu của một quá trình điều chỉnh kéo dài nhiều năm. Thậm chí giá dầu có thể giảm 10 - 20 USD/thùng. Lệnh dỡ bỏ cấm vận của Iran sẽ khiến quốc gia này mong muốn xuất khẩu dầu thô để khôi phục kinh tế và quốc gia này có thể xuất khẩu dầu với giá vỏn vẹn 1 USD/thùng.
Nhiều người lo lắng giá dầu xuống thấp đến cỡ nào. Có lẽ Nga là một nước lo lắng nhất. Năm 2012, tại Nga, thời kì hoàng kim của dầu thô là 128 USD/thùng. Năm 2015, giá dầu thô giảm 70%, các nước xuất khẩu lao đao. Cứ 1 USD giá dầu giảm, nước Nga mất 2 tỷ USD tiền thuế. Doanh thu xuất khẩu dầu thô giảm mạnh, đẩy kinh tế Nga vào vòng xoáy suy thoái lần đầu tiên từ năm 2009. Chính phủ Nga nhanh chóng liên tục cắt giảm chi tiêu, sa thải hàng nghìn nhân viên chính phủ, đồng Rúp cũng trượt dài theo giá dầu xuống mức thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.
Còn ở Nigeria năm 2015, xảy ra tình trạng người người, nhà nhà xách can nhựa xếp hàng mua xăng. Đây là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất châu Phi nhưng năng lực sản xuất hạn chế nên phần lớn xăng dầu của Nigeria nhập khẩu, ngân sách bốc hơi theo giá dầu, Nigeria không dư tiền để nhập khẩu xăng và việc người dân phải xếp hàng bốn giờ liền chỉ để mua một lít xăng là câu chuyện thường ngày.
Còn ở đất nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới là Ả-Rập-Xê-Út phải đi vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu do thâm hụt ngân sách. Ước tính giá dầu tụt dốc đã khiến quốc gia này thiệt hại gần 100 tỷ USD năm 2015.
Nhưng khi giá dầu phá đáy liên tiếp, quốc gia gặp thảm họa nhất chính là Venezuela. Người dân đã xếp hàng dài cả cây số, đánh nhau, tranh cướp chỉ để mua hộp sữa, bánh xà phòng hay cuộn giấy vệ sinh. Trừ dầu mỏ, hầu như Venezuela không tự sản xuất được gì nên phải nhập khẩu những yếu phẩm, đồng Boliva cũng đã mất giá thảm hại, giảm 80% so với giá trị của USD. Và để đỡ phí mất một tờ giấy, người ta có khi dùng tiền để gói bánh.
Việc giá dầu thế giới giảm liên tục trong năm 2015 đã tác động mạnh tới nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ nói chung, trong đó có Việt Nam. Giá dầu xuống thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam, từ đó dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách nhà nước và kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ “chủ lực” của nguồn thu ngân sách, tỷ trọng từ thu dầu thô đã rớt xuống chỉ còn 6% trong tổng thu ngân sách, thậm chí thấp hơn khoản nợ đọng 76.000 tỷ đồng của các doanh nghiệp chây ì nợ thuế.

2. Thời điểm năm 2016
Trong năm 2016, giá dầu mỏ thế giới đã từng dưới 28 USD/thùng hồi cuối tháng 1 và sau đó hồi phục, có lúc lên tới gần 50 USD/thùng; tuy nhiên, sự kiện nước Anh sẽ rời Liên hiệp châu Âu (Brexit) trong tháng 8 và khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳtrong tháng 7 đã khiến giá dầu giảm xuống ngưỡng 40 USD/thùng; đồng thời, mới đây Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho biết, trữ lượng dầu thô Mỹ tăng 14,4 triệu thùng hồi 28-10, kết hợp việc các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng đã đóng góp vào sự giảm giá dầu. Tính đến ngày 13/11/2016, giá dầu Brent đạt 44,75 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI đạt 43,41 USD/thùng (giảm hơn 10% so hồi cuối tháng 10-2016) và vẫn có thể xuống tiếp do ảnh hưởng của sự kiện Brexits, cũng như kết quả bầu cử tổng thống Mỹ… Sự thiếu nhất chí của các quốc gia cả trong và ngoài OPEC về việc tiết giảm sản lượng khai thác cũng khiến xu hướng giảm lấn át xu hướng tăng. Tuy nhiên, vào ngày 30/11/2016, OPEC tổ thức thảo luận về thỏa thuận đóng băng sản lượng đã đạt được hồi tháng 9, cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày trong nửa đầu năm 2017, tương đương 3% của tổng sản lượng hiện tại của hiệp hội. Trong đó, Saudi Arabia đồng ý cắt giảm 486.000 thùng xuống còn 10,06 triệu thùng. Thậm chí, Bộ trưởng Năng lượng Khalid al-Falih cho biết, tùy thuộc vào tình hình thị trường, Saudi Arabia sẵn sàng cắt giảm sản lượng xuống dưới ngưỡng 10 triệu thùng/ngày - mức sản lượng mà nước này đã cố gắng duy trì kể từ tháng 3/2015 nhằm đảm bảo thị phần trên thị trường dầu mỏ. Đây là lần đầu tiên trong vòng 8 năm trở lại đây, các nước thành viên OPEC có thể đi tới đồng thuận cắt giảm sản lượng dầu thô vì mục tiêu cân bằng thị trường dầu toàn cầu.

Ngay sau đó, thị trường dầu mỏ thế giới lại đón nhận thêm một thỏa thuận thứ hai khi ngày 10/12 OPEC đàm phán thành công với một số nước ngoài hiệp hội để cắt giảm thêm 558.000 thùng dầu/ngày trong 6 tháng đầu năm 2017, giúp giá dầu thô duy trì trên ngưỡng 50 USD/thùng cho tới thời điểm hiện tại.
Cụ thể, Nga vẫn giữ cam kết cắt giảm 300.000 thùng dầu/ngày từ mức sản lượng 11,2 triệu thùng/ngày của tháng 11. Nga dự tính, sản lượng dầu thô của nước này sẽ giảm xuống còn 10,947 triệu thùng/ngày sau 6 tháng cắt giảm. Ngoài ra, Mexico đồng ý cắt giảm 100.000 thùng/ngày, Azerbaijan cắt giảm 35.000 thùng và Oman cắt giảm 40,000 thùng. Đáng chú ý, Kazakhstan - quốc gia vừa cho hoạt động khu khai thác dầu khổng lồ hồi tháng 10/2016 - cũng đồng ý cắt giảm 20.000 thùng dầu/ngày.
Đây được coi là động thái nổi bật làm “ấm lòng” giới đầu tư. OPEC hiện đang tích cực tìm cách hợp tác với các nước xuất khẩu ngoại khối chủ chốt khác. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cũng cho biết, nước này sẽ tích cực tham gia bất kỳ cuộc gặp nào giữa các quốc gia trong và ngoài khối OPEC để đi đến thống nhất có lợi nhất giúp đóng băng nguồn cung dầu mỏ. Thỏa thuận trên thành công, rất khả năng giá dầu sẽ được duy trì ở mức hơn 50USD/thùng trong năm 2017.
III. Những dự báo về giá dầu trong năm 2017
Việc giá dầu thế giới giảm liên tục trong năm 2015, 2016 đã tác động mạnh tới nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ nói chung trong đó có Việt Nam. Giá dầu xuống thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam, từ đó dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách nhà nước và kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ “chủ lực” của nguồn thu ngân sách, tỷ trọng từ thu dầu thô đã rớt xuống chỉ còn 6% trong tổng thu ngân sách, thậm chí thấp hơn khoản nợ đọng 76.000 tỷ đồng của các doanh nghiệp chây ì nợ thuế.
Thị trường dầu mỏ thế giới luôn luôn song hành cùng tình hình kinh tế thế giới, vốn đang có tốc độ tăng trưởng chậm và thiếu bền vững. Cụ thể, tăng trưởng thế giới tiếp tục duy trì ở mức 2,9% trong năm 2016 và 3,1% trong năm 2017. Tăng trưởng GDP của Mỹ được dự đoán thấp hơn dự kiến, giữ nguyên mức 1,5% trong năm 2016 và 2,1% trong năm 2017. Tăng trưởng GDP của Nhật Bản cũng tiếp tục được dự báo giữ nguyên ở mức thấp, đạt 0,7% trong năm 2016 và 0,9% trong năm 2017. Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP ba quý gần đây nhất đạt 6,7%, hứa hẹn duy trì con số này cho suốt cả năm 2016. Sang năm 2017, Trung Quốc được dự báo tăng trưởng GDP lên 6,2%. Theo IMF dự báo tháng 10/2016, GDP toàn thế giới chỉ tăng trưởng 3,1% năm đến hết 2016 và sang 2017, con số này là 3,4%. Đây là mức giữ nguyên so với dự báo tháng 7/2016, nhưng vẫn thấp hơn 0,1% so dự báo hồi tháng 4/2016.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Website
- Cafebiz.vn
- Thoibaoviet.vn
- Vnexpress.net
- Tapchitaichinh.vn
2. Youtube: Tạp chí Kinh tế cuối năm 2015/Thế giới Phẳng hay không phẳng/VTV24
ANALYZING THE FLUCTUATIONS OF OIL PRICES
BETWEEN 2015 AND 2016 AND ITS IMPACTS ON THE
GLOBAL ECONOMY AND VIETNAM’S ECONOMY
Master. PHAM THI THANH TAN
Faculty of Fundamental Economics,
University of Economic and Technical Industries
ABSTRACT:
This study analyses changes in oil prices of some countries including Vietnam between late 2015 and early 2016. Thereby, the study proposes some solutions to mitigate the impacts of fluctuations of oil prices on the macro economy of Vietnam and support the growth of Vietnams economy.
Keywords: Oil prices, Vietnamese economy, global economy.
Xem toàn bộ ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 03 tháng 03/2017 tại đây