Sức mạnh của mười chữ số còn hơn cả bộ chữ cái, vì một chuỗi bất kỳ các chữ số nào cũng tạo thành một số có ý nghĩa.
Nói “ cơ số 10” có nghãi là ta chỉ sử dụng mười ký hiệu để viết tất cả các số (cơ số 12 được dùng tới trong công nghiệp và thương mại, cơ số 60 được sử dụng chỉ cái góc và thời gian; cơ ôs 2 – còn gọi là ngôn ngữ nhị phân - được nhà toán học Leibniz (1646-1716), sử dụng đến lần đầu. Tất cả các hoạt động chuyển giao thông tin ngày nay đều dựa trên khái niệm Zêrô có nghĩa là trống rỗng (chân không) Dường như cái “ tất cả” được dựa trên khái niệm “ chẳng có gì” .
Đặc điểm của hệ thống ấn ả Rập là nó chỉ dùng 10 ký hiệu nhưng nói lên được tất cả không nhầm lẫn (so với ký hiệu chữ số La Mã). Denis Guedi trong sách L’ Engiredes nobres, đã viết:
“ Sáng tạo ra chữa số Zêrô chỉ chỗ trống trong một con số bằng ký hiệu viết ra được; đó là từ phủ định hay khẳng định, dàm làm cho cái vắng mặt có ý nghĩa của cái vắng mặt.
Ngơì Maya đã dùng ký hiệu những “ vỏ ốc tên” , người Babylone dùng “ cái rui” , người ấn Độ dùng các vòng tròn nhỏ; và ngày nay tất cả chúng ta dùng ký hiệu “ O” .
Từ thế kỷ V, người ấn Độ đã dùng ký hiệu trên và gọi theo tiếng Phạm là “ Sunya” . Từ “ Sunya” được dịch sang tiếng ả Rập là “ Sifro” , tiếng La tinh là “ Zephirum” ; tiếng ý là “ Zephiro” . Cuối cùng thành “ Zero” như ngày nay.
Chữ Zero, hay con số O, được biểu đạt quen thuộc trên thế giới bằng 0 “ Tôi không nhìn thấy trộm” có thể biểu đạt khẳng định hơn bằng cách nói “ Tôi đã nhìn thấy Zêrô tên trộm!” (so sánh với cách nói “ Tôi nhìn thấy 3 tên trộm!” ). Nghĩa là, Zêrô đã đi vào thế giới số học và các phép tính toán ngay bằng địa vị các số khác.
Trong phép cộng; thêm 0 vào đầu một số, không làm kết quả thay đổi.
Trong phép nhân; nó hút hết bởi bất kỳ số nào nhân với 0 đến thành 0
Trong phép chia càng phải chú ý hơn không thể chia cho 0. Giả sử 4:0 (bốn chia cho Zêrô) sẽ là vô lý vì không thể có 4=0xA (một con số nào đó!).
Được đưa vào thế giới các con số; “ 0” đã trở thành một khái niệm cụ thể. Người ả Rập đã chấp nhận hệ thống chữ số ấn Độ và truyền bá nó ra khắp thế giới. Đến thế kr XVI các chữa số mà sau này thế giới quen gọi là chữ số ả Rập - đã trở thành thống trị. Các chữ số La Mã vẫn tồn tại nhưng không ở địa vị thông dụng./.