Trong đó, nhấn mạnh đến ba bước đột phá là thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
12 nhóm giải pháp
Theo Tờ trình của Chính phủ, việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phân bố lại các nguồn lực trên phạm vi quốc gia và toàn bộ nền kinh tế, trên cơ sở đó, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động, có năng lực cạnh tranh cao hơn.
Đề án cũng đưa ra một số mục tiêu, trong đó đối với thị trường tài chính trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính. Về đầu tư sẽ tập trung vào đổi mới căn bản cơ chế và cách thức huy động, phân bố, quản lý và sử dụng vốn đầu tư xã hội. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước. Đồng thời, kiến nghị 12 nhóm giải pháp tái cơ cấu kinh tế như: Nâng cao chất lượng các quy hoạch, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển; nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nhà nước; cải thiện môi trường kinh doanh; phát huy lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và trình độ phát triển…
Tái cơ cấu kinh tế có thể sẽ làm cho quy mô đầu tư, sản xuất một số ngành, một số vùng thu hẹp lại; thay vào đó, các vùng, ngành khác có tiềm năng hơn sẽ được mở rộng và phát triển. Hệ quả là, có thể hàng nghìn dự án đầu tư, nhất là đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước, có thể phải đình hoãn; hàng chục ngàn doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể bị thua lỗ; nhiều doanh nghiệp yếu kém, sức cạnh tranh thấp phải đóng cửa, giải thể; một số lao động tạm thời bị mất việc, giảm việc làm… Vì vậy, cần phải có giải các pháp cần thiết để bù đắp hợp lý lợi ích chính đáng cho các bên có liên quan, nhất là nhóm những người lao động, nhóm những người yếu thế, dễ bị tổn thương khác (Nhận định của Chính phủ trong Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế).
Theo đó, mỗi nhóm giải pháp có vai trò và ý nghĩa nhất định trong việc thực hiện các nội dung, định hướng tái cơ cấu kinh tế. Như các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô kết hợp với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính nhằm cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh vĩ mô của môi trường kinh doanh.
Các giải pháp tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ
Tái cơ cấu kinh tế có thể sẽ làm cho quy mô đầu tư, sản xuất một số ngành, một số vùng thu hẹp lại; thay vào đó, các vùng, ngành khác có tiềm năng hơn sẽ được mở rộng và phát triển. Hệ quả là, có thể hàng nghìn dự án đầu tư, nhất là đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước, có thể phải đình hoãn; hàng chục ngàn doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể bị thua lỗ; nhiều doanh nghiệp yếu kém, sức cạnh tranh thấp phải đóng cửa, giải thể; một số lao động tạm thời bị mất việc, giảm việc làm… Vì vậy, cần phải có giải các pháp cần thiết để bù đắp hợp lý lợi ích chính đáng cho các bên có liên quan, nhất là nhóm những người lao động, nhóm những người yếu thế, dễ bị tổn thương khác (Nhận định của Chính phủ trong Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế).
cấu doanh nghiệp nhà nước vừa trực tiếp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong khu vực kinh tế nhà nước, vừa góp phần cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy và lôi kéo đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Các chương trình nâng cao chất lượng doanh nghiệp kết hợp với giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia sẽ tận dụng được các cơ hội từ các chính sách tái cơ cấu kinh tế nói trên.
Tạo hệ thống chính sách nhất quán
Trong báo cáo ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết: Đa số ý kiến các đại biểu nhất trí với những đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên, ông Giàu đề nghị cần phân tích làm rõ nguyên nhân do thể chế chưa phù hợp, chính sách chưa đúng, chưa đủ hay đã có chính sách nhưng công tác tổ chức thực hiện chưa tốt. Từ đó, làm cơ sở đề xuất các giải pháp mới phù hợp hơn, vì hầu hết các nguyên nhân nêu trong Đề án không mới, đã tồn tại trong nhiều năm, đã được nhận diện và áp dụng nhiều giải pháp để khắc phục nhưng chưa có chuyển biến toàn diện.
Ủy ban Kinh tế đề xuất việc xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm một hệ thống chính sách để tập trung thực hiện 3 đột phá: Về thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Triển khai các đề án thành phần theo ngành, lĩnh vực, vùng, xác định rõ thứ tự ưu tiên, chủ thể thực hiện và lộ trình thực hiện, tránh gây đột biến lớn với khung thời gian cụ thể là đến năm 2020. Quanh nhóm giải pháp liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp, Ủy ban Kinh tế đề nghị không sử dụng doanh nghiệp nhà nước là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, mà cần giữ vai trò mở đường ở những ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp khác không đủ năng lực, đòi hỏi về vốn và công nghệ, tạo nền tảng cơ bản cho những ngành sản xuất công nghệ hiện đại có giá trị gia tăng cao.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, với mục tiêu phát triển thị trường tài chính lành mạnh, khắc phục hậu quả của khủng hoảng và hạn chế mang tính hệ thống của thị trường tài chính, cần có Đề án chung về tái cơ cấu thị trường tài chính và lộ trình phù hợp, cụ thể. Theo đó, trước mắt, tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người gửi tiền; quyền lợi và trách nhiệm của chủ sở hữu. Làm rõ nguồn tài chính thực hiện việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và phải có các biện pháp cụ thể để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước. Tái cơ cấu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để những dịch vụ này phát triển bền vững, phục vụ hiệu quả nhu cầu của người dân.
“Việc tính toán chi phí để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện của Việt Nam nguồn lực bị hạn chế. Việc tính toán chi phí này sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí. Ngoài ra, phải tính toán về chi phí xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước… là cần thiết để có giải pháp phù hợp” (Đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội).