Trong một số trường hợp, một số doanh nhân Ả-rập Xê-út có thể không xác nhận sắp xếp một cuộc hẹn cho đến sau khi đối tác của họ đến Ả-rập Xê-út. Vì vậy, doanh nhân nước ngoài nên thông báo trước với đối tác Ả-rập Xê-út về kế hoạch và lịch trình của mình và tốt hơn hết là lập thời gian cho cuộc họp cụ thể ngay khi đến Ả-rập Xê-út. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến những ngày lễ như Ramadan, Haji và những khoảng thời gian nghỉ cầu nguyện trước khi lên kế hoạch cho các hoạt động gặp gỡ, họp bàn, v.v.
Người Ả-rập Xê-út khá chú trọng đến nghi lễ chảo hỏi khách. Khi vào cuộc họp sẽ có người Ả-rập Xê-út chào đón từng người bằng cách bắt tay khi đứng, và trông đợi người khách đáp lại hành động tương tự. Người Ả-rập Xê-út rất coi trọng nếu khách hàng của họ học được một số cụm từ Ả-rập thích hợp để sử dụng trong những cuộc gặp gỡ như vậy.
Cũng cần chú ý đến cách xưng hô của người Ả-rập Xê-út. Trong tiếng Ả-rập, một người được gọi bằng tên và bất kỳ chức danh nào của người đó. Ví dụ, người tên là “Mr. Ahmed Bin Al-Rahman” sẽ được gọi là “Mr. Ahmed”. Từ “Bin” có nghĩa là “con trai của” và có thể xuất hiện một số lần trong tên của những người khác, bởi một cái tên Ả-rập biểu thị gia phả của người đó. Các Bộ trưởng Ả-rập thường được gọi là “ngài” và các thành viên Hoàng gia được gọi là “hoàng tử/ công chúa”.
2. Phong cách làm việc
Doanh nhân Ả-rập Xê-út sẽ không hoàn tất bất kỳ cuộc đàm phán nào mà không có buổi họp mặt trực tiếp. Trang phục thích hợp tại cuộc họp là điều thiết yếu bởi nó thể hiện sự tôn trọng dành cho đối tác. Danh thiếp để trao đổi tại cuộc họp thường được in bằng Tiếng Anh ở một mặt và mặt còn lại in bằng tiếng Ả-rập. Các buổi họp diễn ra trong không khí cởi mở, các bên vừa tham gia thảo luận vừa thưởng thức trà và cà phê. Các thương nhân Ả-rập Xê-út muốn tạo cảm giác thoải mái với các đối tác thương mại của mình trước khi đi đến thỏa thuận ký kết hợp đồng.
Nhiều doanh nhân Ả-rập Xê-út có kinh nghiệm tốt về giao thương, làm ăn với các nước phương Tây và khả năng Tiếng Anh tốt. Họ chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi cuộc họp và nắm bắt nhanh những chi tiết quan trọng xung quanh các cuộc đàm phán, sử dụng trí nhớ nhiều hơn là giấy tờ và ghi chép. Người Ả-rập Xê-út rất mến khách và sẽ làm nhiều điều để khách hàng cảm thấy được chào đón và thoải mái.
Về tác phong khi tham gia đàm thoại, người Ả-rập Xê-út có xu hướng đứng gần người đối thoại với mình và sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể để nhấn mạnh vào khía cạnh họ quan tâm. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được bước lùi lại vì hành động này có thể được hiểu là sự khước từ hoặc bác bỏ những điều đang được nói tới.
3. Một số thông lệ xã hội
Người Ả-rập Xê-út có thói quen dùng tay phải trong tất cả các cuộc họp, bao gồm việc bắt tay, ăn uống và chuyền đồ vật cho người khác. Vung tay trong lúc nói chuyện có thể bị coi là không lịch sự. Việc quay lòng bàn chân về phía người nói chuyện cùng cũng bị cho là mất lịch sự. Việc hỏi về vợ và con gái của một người sẽ bị coi là khiếm nhã, chỉ nên đặt ra những câu hỏi xã giao về gia đình. Khi được mời uống trà hoặc cà phê, nên uống ít nhất một cốc nếu không muốn bị cho là bất lịch sự. Khi uống xong, nếu không muốn dùng thêm nữa có thể đung đưa chiếc cốc để ra hiệu.
Nếu hoạt động kinh doanh tại Ả-rập Xê-út trong lễ Ramadan thì tốt nhất là nên nhịn ăn, uống khi đến công ty của người đang trong kỳ ăn kiêng.
Hoạt động kinh doanh tại Ả-rập Xê-út có một số khó khăn đối với phụ nữ. Phụ nữ phải ăn mặc kín đáo, váy dài được xem là trang phục phù hợp nhất. Tay áo dài đến khuỷu tay hoặc dài hơn à không lộ đường viền cổ áo. Đàn ông theo đạo Hồi thường không bắt tay với phụ nữ hoặc không sử dụng những ngôn ngữ có thể khi đối thoại như khi nói chuyện với doanh nhân nam.