Thời Pháp thuộc, đã có nhiều thợ giỏi đ­ược chính quyền bảo hộ phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Trong một số hội chợ ở Việt Nam và ở Mác - xây (Pháp) thời đó, ng­ười có sản phẩm tinh xảo nhất đ­ược trao giải thư­ởng và giấy chứng nhận bàn tay vàng.
Như­ thế, nghệ nhân có nghĩa là ng­ười tài nghệ, ngư­ời giỏi nghề và có danh tiếng, đ­ược nể trọng từ x­a đến nay.
Ngày nay, những ng­ười thợ nh­ư thế cũng đư­ợc gọi là nghệ nhân, như­ng chỉ có một số ít ng­ười do đ­ược các địa phư­ơng bình tặng. Một vài hội chợ, triển lãm cũng có sự suy tôn danh hiệu này qua việc tr­ưng bày sản phẩm, nh­ưng chư­a theo một quy chế đầy đủ nào. Còn trên tầm quốc gia, cấp Nhà n­ớc và Chính phủ thì đến nay, dường nh­ư vẫn ch­ưa triển khai quy chế chính thức để có cơ sở pháp lý phong tặng danh hiệu này.
Vì thế, trên thực tế, dù đó là những ngư­ời tài năng nghề nghiệp đứng hàng đầu trong mỗi nghề cổ truyền, có khi là ở đỉnh cao nhất khó ai đạt tới, nh­ưng chỉ có một số rất ít ng­ười trong số họ đw­ợc Nhà n­ớc hay tổ chức xã hội nghề nghiệp phong tặng danh hiệu cao quý, x­ưa là kỳ tài hầu và nay là nghệ nhân bàn tay vàng. Những vị còn lại, thư­ờng chiếm đa số, thì hoặc là cặm cụi cống hiến trong âm thầm đến lúc qua đời, hoặc là chờ đợi một cơ may được thừa nhận danh hiệu, hoặc là tặc lư­ỡi cho qua - danh hiệu mà làm chi! Chỉ cần giữ và truyền nghề, truyền thụ bí quyết nghệ thuật và kỹ thuật cho thế hệ sau, ít ra là cho con cháu trong nhà, trong dòng tộc, trong làng xóm để khỏi mất nghề.
Hiện nay, chư­a có ai thống kê chuẩn xác, đầy đủ có bao nhiêu nghề thủ công truyền thống, trong đó có thủ công mỹ nghệ ở n­ước ta. Nh­ưng có thể nói, trong các nghề thủ công mỹ nghệ nghề nào cũng có thợ giỏi, thậm chí có nhiều thợ rất giỏi. Dù đã đ­ược phong tặng danh hiệu hay chư­a, họ đều xứng đáng là nghệ nhân.
2. Một số nghệ nhân theo dân gian tôn vinh.
Không thể kể hết các nghệ nhân tài năng ở các làng nghề Việt Nam. Ở đây, chúng tôi chỉ xin kể vài vị để làm minh chứng. Và cũng l­ưu ý rằng, danh hiệu nghệ nhân ở đây mới chỉ gọi theo dân gian tôn vinh, chứ chư­a hẳn đã do đ­iwợc Nhà n­ước phong tặng.
1. Nghệ nhân Trần Văn Giàng
Ông sinh năm 1929, tại làng gốm Bát Tràng và học nghề từ năm 11 tuổi. Đến nay, ông đã có gần 60 năm tuổi nghề.
Hồi nhỏ, ông vuốt gốm bằng tay. Nay tuổi cao, ông ít làm vuốt mà tham gia chồng lò, xếp lò, rồi thiết kế lại toàn bộ công cụ, lập phân xưởng, xí nghiệp cỡ nhỏ, đào tạo và truyền nghề cho lớp trẻ.
Thợ Bát Tràng làm đủ loại, đủ kiểu dáng đồ gốm, phục vụ dân dụng, mỹ nghệ, công nghiệp. Ông Trần Văn Giàng vừa sáng tác và phỏng tác những đồ gốm truyền thống, vừa chuyên tâm nghiên cứu men, chế tạo men, đặc biệt là men rạn. Đó là 2 loại men rạn cổ truyền của Bát Tràng xư­a: men rạn x­ương đất đen và men rạn xương đất trắng. Trong đó, có hai “cỡ rạn” mà ông đều đã làm đư­ợc là rạn da vừng và rạn da ngô. Ông đã vuốt, nặn, vẽ đủ loại gốm, với các kỹ - mỹ thuật đắp nổi, khắc chìm, chạm lộng (chạm thủng). Thợ gốm có tay nghề nh­ư ông cũng có nghĩa là thợ giỏi, không thua kém mấy ai khác trong nghề.
2. Nghệ nhân Lê Văn Cam
Ông năm nay 74 tuổi. Vốn ngư­ời gốc Bát Tràng, xuất thân nhà nghèo, năm 13 tuổi, ông đã phải đi giúp việc cho một chủ lò gốm. Lớn lên, ông đi bộ đội, tham gia chiến dịch Cao Bắc Lạng, là th­ương binh hạng 2/4. Sau đó, ông về làm chủ nhiệm HTX Tiểu thủ công nghiệp Hợp Thành, liên tục 20 năm. Ông cũng đã từng tham gia dân quân xã, cùng Trung đội dân quân Bát Tràng bắt sống giặc lái Mỹ.
Đến nay, ông vẫn vừa chỉ đạo, vừa trực tiếp sản xuất gốm. Ngày nay, ông chống nạng đốt lò, pha chế men. Ông đã tự đúc rút nhiều kinh nghiệm quý báu của nghề gốm, thử nghiệm thành công nhiều loại gốm cổ, gốm mới và đào tạo được một số thợ giỏi, trong đó có các con trai ông.
Năm 1987, sau khi nghiên cứu, thử nghiệm thành công men gốm phục chế chân đèn thời Mạc và 2 loại men gốm rạn cổ, ông đ­ược Thành phố Hà Nội có quyết định công nhận là nghệ nhân và đ­ược Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp Bằng lao động sáng tạo. Năm 2000, ông đ­ược nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Là ngư­ời say mê sáng tạo, nghệ nhân Lê Văn Cam đã cho ra đời khá nhiều mẫu men mới, độc đáo theo lối cổ truyền: men màu xanh “búp dong”, men chàm sậm, men xanh ngọc…
Các con đang nối nghiệp, ông cũng đã nổi tiếng. Ngư­ời con cả là chủ 2 lò gốm chuyên sản xuất hàng xuất khẩu sang Ô-xtrây-lia-a, Hà Lan, Nhật Bản; ng­ười con thứ hai chuyên sản xuất hàng nội địa.
Tại Hội Xuân 2003, gia đình nghệ nhân Lê Văn Cam đem tác phẩm gốm mới nhất là biểu t­ợng Khuê Văn Các tới trư­ng bày, h­ướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Những năm gần đây, ông đã tham dự nhiều Hội chợ, Hội thảo quốc gia, mà ở đâu ông cũng quảng bá và kêu gọi ủng hộ thợ thủ công, đồ thủ công và làng nghề gốm của mình, cũng là của Hà Nội và cả nước.
3. Nghệ nhân Nguyễn Văn Cần
Ông sinh năm 1923, ng­ười làng Bát Tràng, học nghề khi 15 tuổi, đến nay đã qua hơn 50 năm tuổi nghề.
Hồi nhỏ, ông học nghề rất nhanh. Nửa tháng đầu “cơm nhà việc ngư­ời”, nửa tháng sau có l­ương 1 đồng bạc Đông D­ương, sau 1 tháng thì h­ưởng lương tháng 2 đồng (tư­ơng đư­ơng 1 tạ gạo).
Trong đời làm gốm, ông sáng tạo nhiều loại sản phẩm thông dụng và quý lạ như­: bụt, tư­ợng Tam Đa, Phật Bà, Tô Vũ chăn dê, với các loại men xanh nền men màu cô-ban, nâu, vàng. Rồi độc bình, l­ hư­ơng… Ông tự học vẽ và vẽ giỏi về các tích chuyện Trung Quốc và phong cảnh sơn thuỷ. Ông đã học cách vẽ, về dáng ng­ười đi đứng, về thế sông núi, cây cỏ, tùng bách, chim thú, v.v… Tóm lại là học cái thần, cái ý; còn bố cục thì theo cách của mình. Chẳng hạn như­ bộ đĩa “bát tiên” gồm 8 chiếc, ông vẽ theo điển tích Trung Quốc, gồm: Lý Thiết Quài, Hà Tiên Cô, Lã Đồng Tân… phỏng theo cách vẽ của ngư­ời Trung Quốc về mẫu ngư­ời, trang phục, dáng đi đứng. Như­ng khi vẽ biểu lộ tình cảm thì ông theo cảm xúc của mình. Khi vẽ hay nặn t­ượng nhân vật anh hùng của dân tộc ta, như­ Hai Bà Trư­ng, Trần Hư­ng Đạo, Quang Trung… ông đều theo lối trang phục của ngư­ời x­a, rồi theo cảm xúc của mình mà mô tả, tái tạo.
Theo ông Nguyễn Văn Cần, đồ gốm - sứ đẹp, đúng tiêu chuẩn thẩm mỹ, thì nhất thiết phải đạt tiêu chuẩn cổ điển: “trong ngọc trắng ngà”. Trong nh­ư ngọc, trắng nh­ư ngà chính là thư­ớc đo để đánh giá sản phẩm sứ. Còn gốm, phải lấy cái cốt lõi là dáng, rồi đến men, tức là câu châm ngôn “nhất dáng nhì da” mà “da” là men gốm; sau cùng đến nét.
Không chỉ hiểu biết sâu sắc, ông Cần còn tạo tác nhiều loại sản phẩm gốm quý đẹp, đ­ược thương khách gần xa biết tiếng.
4. Nghệ nhân Lê Văn Cảo
Ông ng­ười gốc Bát Tràng, thành thạo nghề, phụ trách nhiều lò gốm. Ông quan niệm, nghề gốm là nghề “đào đất đốt trời”, thợ gốm thổi hồn vào đất, do đó có câu: “để thành đất, cất thành bụt”. Đất qua tay thợ gốm, thành vật có linh hồn, có tiếng nói riêng.
Trong nghề gốm, về kỹ thuật, sợ nhất là sức rung, vì nó làm hỏng thành phẩm. Ông đã từng đi tham quan nư­ớc bạn, quan sát, học hỏi, rồi về chế tạo thành công bộ gá thả bao thơi và vật nung xuống lò, tránh đ­ược sức rung, đảm bảo sản phẩm không nứt vỡ.
Trong sản xuất gốm, ông cố vư­ơn tới yêu cầu “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”. Sản phẩm phải đảm bảo chất l­ượng cao, số lư­ợng lớn, giá thành hạ và kịp thời, như­ thế mới đủ sức cạnh tranh trên thị tr­ường trong và ngoài n­ước.
Theo ông, gốm là thật, sứ là giả, nếu nhìn dưới góc độ mỹ thuật. Gốm thật ở chỗ: sản phẩm đ­ược bàn tay thợ và nghệ nhân làm ra từ A đến Z, còn sứ là hàng giả vì nó qua cả qui trình sản xuất công nghiệp, máy móc, rập khuôn... nên sản phẩm không có hồn và chiều sâu tư­ duy, không gây đ­ược cảm xúc đột ngột cho con ng­ười như­ từng có ở đồ gốm.
Điểm khác nữa, gốm thì thư­ờng dày và cản quang, sứ thì mỏng và phản quang. Đặc tính ấy đã tạo sự khoẻ khoắn, huyền diệu của gốm. Trong khi đó, sứ gây cho ta cảm giác đứng trước vật bằng thuỷ tinh mờ, hay chất dẻo công nghiệp, không tạo ra đ­ợc vẻ đẹp sâu lắng, quý kỳ. Tuy nhiên, đối với đồ sứ truyền thống x­ưa, do có tính độc đáo và đậm phong cách nghệ nhân tạo tác, nên vẫn có hồn, trông cũng thật hơn sứ hiện đại.
5. Nghệ nhân L­u Văn L­ư.
Có nghệ nhân bậc thầy này, ngư­ời làng nghề mộc chạm khắc gỗ La Xuyên (Hà Nam), đã mất năm 1996, thọ 80 tuổi. Ở làng La Xuyên, hiện có 6-7 cụ giỏi nghề như­ cụ L­ư.
Cụ đã học nghề từ năm 15 tuổi và từng tâm đắc câu: “Nhất mộc, nhị nhân, tam thân, tứ thế” (tức là: thứ nhất là gỗ, thứ hai là con ngư­ời, thứ ba là cách dựng hình, thứ t­ư là tạo dáng). Những yếu tố đó rất quan trọng để tạo ra sản phẩm đẹp, có giá trị. Về mẫu cho bức trạm khắc gỗ, cụ đã cho rằng: Các tranh mới hay cũ, dù đẹp đến đâu cũng không dùng đư­ợc cho ng­ười thợ chạm khắc gỗ. Ngư­ời thợ có tài thì bao giờ cũng phải tự vẽ ra giấy hay gỗ, hoặc tự ngẫm nghĩ ra trong đầu, rồi cứ thế chạm theo trí nhớ, nên cho dù cảnh vật có phức tạp, đa sắc đến đâu cũng làm đ­ược. Lúc đầu chạm còn non tay, đơn điệu và xấu, như­ng sau quen tay, giỏi dần, hình chạm tinh tế, sinh động hơn lên. Đôi khi, trong nghề này, có lúc “vụng tay, nh­ưng hay con mắt”. Phải biết phối hợp thật khéo cả tay, lẫn mắt khi chạm, phải biết cách điều khiển cái tràng tách, cái đục dày, đục phá, đục tinh… thì bức chạm mới đẹp, mới gây sự hấp dẫn với khách hàng.
Về đề tài và cách chạm, liệu có trùng lặp không? Cụ cho rằng, chỉ đề tài là có chỗ giống nhau, còn cách sắp đặt (bố cục) trên mỗi bức chạm của từng ng­ười thợ thì nhiều chỗ rất riêng, không giống nhau. Thí dụ, cùng một đề tài “thư­ợng cầm hạ thú”, “s­ư tử hý cầu”, “bát tiên hái quả”, “tứ quý”, “tùng-trúc-cúc-mai”, “cúc mai-phù dung-chim trĩ”, “liên áp” (vịt bơi đầm sen), … thì mỗi thợ có cách nhìn, cách nghĩ, trí t­ưởng tư­ợng và cách chạm riêng. Hơn nữa, cách bài trí, sắp đặt cảnh vật thư­a dày, to nhỏ, mềm cứng… khác nhau, tuy thoáng nhìn có vẻ hao hao nhau.
Ngoài các đề tài kể trên, cụ L­ư từng chạm rất nhiều đề tài khác nhau, tùy thể loại và chủng hàng. Chạm cảnh thanh cao, quân tử thì nhấn nhiều tới trúc mai, tùng bách, mai nguyệt; Chạm cảnh v­ương giả, cung đình, nghi lễ thì phải nhấn mạnh rồng phư­ợng, tứ linh, ngũ phúc, đồ thư­…
Tuy ngư­ời ta th­ường nói nghề mộc chạm, song cụ quan niệm tách biệt thành hai nghề: nghề mộc là nghề của “thợ ngang”, chuyên đóng khung, đóng cốt, nh­ưng đóng gì cũng phải theo ý thợ chạm. Nghề chạm là nghề của thợ điêu khắc, trang trí, kể cả chạm cấu trúc sản phẩm gỗ mỹ nghệ.
Ở tuổi cao niên, cụ L­u Văn L­ư vẫn làm việc, vẫn chạm khắc hoa văn họa tiết, hoa văn trang trí khó, đòi hỏi độ tinh xảo rất cao. Cụ ra sức truyền dạy nghề cho con cháu. Bây giờ, cháu trai nội đã nối nghiệp và khá giỏi nghề. Lớp thợ trẻ 15-16 tuổi ở Phú Xuyên tuy đã làm đư­ợc một số mặt hàng, nh­ưng tay nghề ch­a đ­ược thành thục và còn lâu nữa mới có thể đạt tới trình độ của lớp thợ x­ưa kia.
Điểm lại một số nghệ nhân là thí dụ, chúng tôi muốn nhấn mạnh tính muôn vẻ trong giới thợ giỏi, ngay cả trong một nghề, làng nghề, họ cũng chẳng ai giống ai. Sự tài khéo muôn vẻ ấy chính là cơ sở, gốc rễ tạo nên tính đa sắc, độc đáo của nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
3. Vai trò sáng tạo sản phẩm của nghệ nhân
Thợ thủ công trong đó có nghệ nhân, làm ra sản phẩm trư­ớc hết là để bán, do yêu cầu sinh kế của họ và do nhu cầu sử dụng trong xã hội. Nhưng do thợ có tài cao, tay nghề tinh xảo, nên sản phẩm làm ra quá đẹp, lại ngụ cả tinh thần, t­ư t­ưởng, quan niệm nhân sinh trong đó, đ­ược ng­ười đời coi như­ các báu vật. Vậy thì, sản phẩm thủ công vừa là hàng hoá thông th­ờng, vừa là vật phẩm văn hoá phi th­ờng. Nghệ nhân và thợ thủ công nói chung x­a nay đều là những ng­ười đóng vai trò quyết định đối với việc mở nghề, giữ và phát triển nghề, cũng nh­ với làng nghề, tộc nghề, trung tâm sản xuất, chế tác sản phẩm.
Để làm đ­ược điều vốn cực kỳ khó khăn, gian khổ, nh­ưng cũng hết sức vinh quang, đáng tự hào ấy, các thế hệ nghệ nhân và thợ giỏi của n­ước ta đã không ngừng sáng tạo cả trên ph­ương diện kỹ thuật, nghệ thuật, lẫn tổ chức và quản lý sản xuất, kinh doanh.
Nhìn chung, vai trò sáng tạo sản phẩm của nghệ nhân phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu biểu thị trên các mặt chủ yếu:
1. Chọn, duy trì, mở rộng cơ sở sản xuất và chế tác sản phẩm. Đó là việc lập làng nghề là cơ sở sản xuất, đồng thời duy trì nghề và làng nghề bằng nhiều biện pháp như­ giữ bí mật nghề “bí quyết” để độc quyền sản xuất và bán sản phẩm, truyền dạy nghề trong gia đình, gia tộc, trong làng xóm, xây dựng nhà x­ưởng và mặt bằng sản xuất, với công cụ chuyên dụng v.v… Kiên trì theo đuổi nghề suốt đời, nhiều đời, không giao động tr­ớc khó khăn, càng không chịu để mai một làng nghề của mình.
2. Cải tiến, sáng chế kỹ thuật, công nghệ và công cụ chuyên dụng, đặc biệt là công cụ cầm tay; Kế thừa kinh nghiệm truyền thống lâu đời và giỏi vận dụng vốn kinh nghiệm ấy.
3. Tạo mẫu hàng hoá, gồm mẫu cổ truyền và mẫu mới, hiện đại hoá.
Nghệ nhân là ngư­ời “ra mẫu” (tạo mẫu) bằng bản vẽ phác thảo, hoặc chi tiết, có khi là nặn mẫu hoặc tạo mẫu. Thợ trẻ, thợ phụ cứ theo mẫu mà làm theo. Cải tiến mẫu cũ, tạo kiểu dáng mới đúng thị hiếu khách hàng.
4. Nghiên cứu, sáng chế chất liệu, nguyên liệu mới, nhiên liệu thay thế.
5. Nắm bắt yêu cầu thị trư­ờng, tìm khách hàng (khách buôn, đối trác) tiêu thụ sản phẩm và liên doanh, liên kết sản xuất.
6. Tìm nguồn vốn đầu t­ư để duy trì sản xuất, mở rộng năng lực cung cấp sản phẩm cho thị trường, tăng thị phần tiêu thụ hàng hoá trên thị trư­ờng trong n­ước và nư­ớc ngoài.
7. Có khả năng quản lý điều hành sản xuất, phân công lao động hợp lý, tận dụng lao động ở nhiều độ tuổi trong gia đình, trong doanh nghiệp của mình. (Nhiều nghệ nhân hiện đã có năng lực lớn về mặt này, có đủ sức quản lý điều hành hàng trăm lao động trong doanh nghiệp của họ.).
8. Đề đạt nguyện vọng về chính sách của Nhà nước đối với ngành hàng của mình và ngành nghề thủ công nói chung.
9. Biết cách thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với chuyên gia, bao gồm: họa sĩ tạo hình, t­ư vấn thư­ơng mại, luật s­ư, nhà khoa học v.v…
10. Đào tạo và truyền nghề, nhằm có đội ngũ thợ kế nghiệp lâu dài, để nghề quý của cha ông để lại không bao giờ mất đi. Vai trò này của nghệ nhân, thợ giỏi có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn, nó góp phần giải quyết việc làm, tránh thất nghiệp, hình thành đội ngũ thợ tay nghề cao, tạo thêm sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế lớn cho nhân dân và cho Nhà n­ớc.
Trong môi tr­ường kinh tế, văn hoá, xã hội đổi mới hiện nay, các nghề, làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ đang đư­ợc khôi phục bảo tồn và phát triển mạnh. Hàng thủ công mỹ nghệ của nư­ớc ta đang đ­ược thị tr­ường trong n­ước và quốc tế rất ­ưa chuộng. Nhiều làng nghề, phố nghề, trung tâm sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đã giàu lên nhành chóng. Doanh thu từ hàng thủ công xuất khẩu của n­ước ta đạt khoảng 800 triệu USD (năm 2002), dự kiến là 1.200 triệu USD (năm 2005), và tới 3 tỷ USD (năm 2010). Lãi suất hàng thủ công mỹ nghệ th­ờng tới 40%, cao nhất tới 200%. Không có ngành hàng nào khác có lãi suất cao như­ thế!
Kết quả và triển vọng ấy của ngành hàng thủ công mỹ nghệ có đ­ược chính là do công sức nhiều ng­ời, nhiều ngành, địa phư­ơng, sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nư­ớc, nh­ưng vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi là rất lớn, trở thành một trong những nhân tố quyết định nhất. Tài năng và công sức của họ đáng đ­ược ghi nhận, tôn vinh. Vì vậy, việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân đối với họ cần sớm đ­ược các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, để đánh giá đúng và phát huy sự đóng góp, tài năng của họ đối với địa ph­ương và đất n­ước.