Gà H’Mông - Sinh kế nơi vùng cao Lào Cai
28/10/2023 lúc 19:02 (GMT)

Gà H’Mông - Sinh kế nơi vùng cao Lào Cai

 

Giống gà H’Mông bản địa ở vùng cao Lào Cai (còn được mọi người biết đến là gà đen) là giống gà quý hiếm, chất lượng bậc nhất ở Việt Nam. 

ga den

Hiện nay, người dân bản địa vùng cao tỉnh Lào Cai đang phát triển mô hình nuôi gà đen (gà H’Mông), với mức giá 180.000 - 200.000 đồng/kg, cuộc sống những người đồng bào thiểu số ở vùng cao đang dần thay đổi.

Gà H’Mông, hay còn gọi là gà đen, gà Mèo là một giống gà bản địa có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được người dân nơi đây chăn thả tự nhiên trên nương, đồi. Gà đen bản địa khác hoàn toàn với loài gà ác dù cùng thịt đen, xương đen, nhưng vẫn dễ dàng phân biệt nhờ các đặc điểm nổi bật như sở hữu mào đen, chân gà đen bản địa rất nhỏ và chỉ có 4 ngón.

ga den 1
ga den 2
ga den 3
ga den 8

Giống gà đen bản địa có vóc dáng thon gọn, cân đối, bay nhảy tốt, thích ngủ trên cây cao, thích đào bới thức ăn ngoài tự nhiên. Khi nuôi khoảng 6 tháng, gà đạt đến độ trưởng thành, gà trống có cân nặng từ 1,8 - 2,5kg, gà mái từ 1,5 - 2kg. Để gà có thể sinh sản được, người nuôi phải chăm sóc từ 8-10 tháng.

Lông của gà đen bản địa đa dạng, từ màu đen tuyền đến màu vàng, trắng, cũng có những cá thể màu tía đỏ, màu chuối vàng, có 3 kiểu lông chính: mượt, xước, thú (dạng lông tơ, mịn và xù như lông thú). Tuy màu lông khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung dễ phân biệt với gà thường là da đen, thịt đen, xương đen. Trứng của loại gà này có màu giống với trứng của giống gà ri bản địa, đạt trọng lượng trung bình từ 35gram - 55gram/quả.

ga den 8
ga den 4

 

 

Thịt gà đen vùng cao không chỉ săn chắc, ít mỡ, thơm ngon hơn hẳn các giống gà khác, mà còn giàu dinh dưỡng, thường được dùng để tẩm bổ cho trẻ em còi xương, phụ nữ sau khi sinh, nên hiện nay được coi là đặc sản được người tiêu dùng ưa thích.

 

ga den

 

ga 1

Trước đây, giống gà đen được đồng bào các dân tộc thiểu số chăn nuôi với mục đích cải thiện bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, do phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên, gà tự kiếm ăn trên nương, đồi và chuồng trại thô sơ, không biết áp dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi nên gà phát triển chậm và kém năng suất. Nhận thấy đây là giống gà quý, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp bảo tồn và nhân rộng.

Xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai có gần 500 hộ dân, với 99% người dân tộc H’Mông. Trước đây, người H’Mông có phong tục tập quán tương đối lạc hậu, từ việc chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu trồng ngô, trồng lúa nên đời sống của người dân tương đối khó khăn. Vài năm trở lại đây, khi mô hình chăn nuôi gà đen được áp dụng đã góp phần tích cực giúp bà con phát triển kinh tế, hiện nay trên thị trường.

ga den 4
ga den 5

Tháng 8/2019, tỉnh Lào Cai đã triển khai dự án hỗ trợ chăn nuôi gà đen tại Lùng Sui. Xác định Dự án chăn nuôi gà đen là dự án trọng điểm, đã làm thay đổi bộ phong tục, tập quán, cách làm của người dân trước đây sang một hình thức mới là chăn nuôi theo quy mô lớn hơn.

Chính quyền địa phương đã phân công các cán bộ phụ trách thôn từ tổ chức họp, đến gặp trực tiếp từng hộ dân cho đăng ký. Đặc biệt, đã xét những hộ đủ nhân lực, đủ điều kiện về chuồng trại để tham gia dự án. Sau khi thực hiện bà con đã phối hợp với chính quyền xã chăm sóc rất tốt.

ga den 10

Tháng 1/2020, lứa gà đen đầu tiên của 60 hộ dân ở xã biên giới Lùng Sui nuôi thử nghiệm thuộc Dự án hỗ trợ của tỉnh đã được xuất bán đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con. Trên thị trường, 1 kg gà đen có thể bán được 180.000 - 200.000 đồng, mỗi lứa bình quân 1 hộ có thể thu về 20-30 triệu đồng. Đến nay, toàn xã đã có trên 60 hộ dân tham gia nuôi giống gà này.

Cho tới nay, một số nhà đầu tư để ý tới việc làm thương hiệu cho gà đen Lùng Thẩn để bán sản phẩm như gà đen hầm tam thất Si Ma Cai, gà đen gác bếp… Từ việc bán thịt, bán giống, đến bán các thành phẩm vốn gắn với thương hiệu sẵn có của Lào Cai, như: gà đen hầm tam thất Si Ma Cai, phở gà đen Bắc Hà, gà đen gác bếp… đã mang lại nguồn kinh tế ổn định cho bà con.

ga 9
ga 10

Sau thành công bước đầu tại Si Ma Cai, mô hình chăn nuôi gà đen được mở rộng ra các địa bàn vùng cao khác của tỉnh Lào Cai, mở ra hướng sinh kế mới cho đồng bào. Với việc bảo tồn và phát triển thành công giống gà đen của người Mông, địa phương đang kỳ vọng sẽ trở thành đặc sản giúp đồng bào nơi đây xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững hơn.

ga den lao cai

Thời gian gần đây, giống gà đen vùng cao ngày càng được nhiều nơi ưa chuộng, người dân bản địa vùng cao tỉnh Lào Cai đã phát triển mô hình nuôi gà đen quy mô hơn.

Bắt nhịp với nhu cầu của thị trường, gia đình anh Sùng Quân ở thôn Dì Thàng 2, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, Lào Cai đã đầu tư, phát triển hàng nghìn con gà đen. Anh Quân cho biết: “Giống gà đen có nguồn gốc từ các bản làng vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, do đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Mông nuôi từ lâu. Giá gà đen bán ở các chợ phiên hiện nay rất cao, từ 150.000 đến 160.000 đồng/kg, về thành phố Lào Cai giá gà đen lên tới 200.000 đồng/kg, cao gấp đôi gà thường…”. Nhờ được giá, nên mô hình nuôi gà đen đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh.

cham soc ga quy

Mô hình nuôi gà đen thả đồi của gia đình chị Nguyễn Lan Anh ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà cũng là một trong những mô hình phát triển thành công. Với hơn 1,5 ha đất vườn đồi tại thôn Nậm Châu, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, đầu năm 2015 chị Nguyễn Lan Anh đã vay hơn 100 triệu đồng từ Ngân hàng cùng với vốn tiết kiệm được để đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi gà đen theo phương thức thả vườn đồi.

Gia đình chị Lan Anh đã bỏ ra 50 triệu đồng để mua lưới vây, rào chắn xung quanh, trên 70 triệu đồng để mua 1.000 con giống và thức ăn. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và chủ động phòng bệnh nên đàn gà phát triển nhanh, hiện đã lên đến hơn 4.000 con. Giá bán trung bình từ 190.000 - 200.000 đồng/kg đã mang lại cho gia đình chị nguồn thu nhập đáng kể.

trang trai ga

Đặc biệt, giống gà này được rất nhiều người ưa chuộng vào các dịp lễ, Tết, khách hàng hầu như phải đặt mua trước với giá gà thịt dao động từ 180.000 – 230.000 đồng/kg để làm quà biếu Tết. Có thời điểm, loại gà này còn lên giá đến 400.000 đồng/kg vào dịp Tết mà vẫn thiếu hàng bán.

Có thể thấy, nuôi gà đen là một hướng phát triển kinh tế hiệu quả, bởi gà đen vùng cao hiện nay là món đặc sản, việc phát triển đàn gà đen sẽ đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với gà thường, giúp đồng bào vùng cao xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục chú trọng bảo tồn gà đen thuần chủng, phát triển giống gà này cung cấp cho thị trường và sẽ có thêm nhiều trang trại, mô hình nuôi gà đen vùng cao Lào Cai để giống gà quý này được bảo tồn và nhân rộng.

g den
          

Bài: Bảo An
Trình bày: Hoàng Nguyên

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí