Măng cụt Bảo Lộc trên cao nguyên Di Linh
29/09/2023 lúc 15:05 (GMT)

Măng cụt Bảo Lộc trên cao nguyên Di Linh

Từ loại trái cây chưa phổ biến tại Lâm Đồng do diện tích khiêm tốn và là cây trồng để thử nghiệm của nông dân, đến nay măng cụt ở Lâm Đồng đã được trồng theo hướng hàng hóa, đặc biệt là khu vực Bảo Lộc.

 

Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Ở Việt Nam, măng cụt được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Cây măng cụt là cây có thân cao trung bình, dáng cây đẹp. Cây có thể cao từ 10 - 25m, đường kính thân có thể cao từ 25 - 35cm. Dáng cây thẳng đứng, tán hình chóp nón, cánh từ thân mọc ra có đường kính đồng đều. 

cây măng cụt

Vỏ thân của cây mang cụt có màu nâu sẫm, trong vỏ thân có chứa nhiều hoạt chất có thể điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy. Lá măng cụt là dạng lá đơn mọc đối, lá có hình bầu dục, thuôn dài và dày, cuống lá ngắn, gân nổi rõ ở giữa lá, mặt trên lá màu xanh thẫm và bóng, mặt dưới lá có màu vàng xanh.

Măng cụt có hàm lượng calo tương đối thấp nhưng lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Trong măng cụt cho chứa nhiều calo, carb, chất xơ, chất béo, chất đạm, vitamin C, B9, B1, B2, mangan, đồng, magiê…

          

Công dụng của trái măng cụt

Giàu chất chống oxy hóa; Chống viêm; Chống ung thư; Hỗ trợ giảm cân; Kiểm soát lượng đường trong máu; Tạo hệ thống miễn dịch khỏe mạnh; Giúp duy trì làn da khỏe mạnh.

          

 

măng cụt

Thành phố Bảo Lộc ngày nay (tên gọi cũ là B'Lao) là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Di Linh. Nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai màu mỡ, Măng cụt Bảo Lộc có chất lượng rất khác biệt so với măng cụt các vùng khác. Trái măng cụt Bảo Lộc rất ngon, lớp vỏ mỏng, đẹp, căng mịn và bóng đều, cơm dày - trắng muốt, độ chua ngọt rất thanh và ít hư.

Điểm đặc biệt, trái măng cụt Bảo Lộc thường được giá do lệch vụ với măng cụt các vùng khác. Thông thường măng cụt thu hoạch từ tháng 2 - 6 Âm lịch, riêng măng cụt Bảo Lộc tới tháng 8 mới bắt đầu, tháng 9, tháng 10 mới rộ.

mang cụt
mang cut bao loc a

Từ loại cây trồng thử nghiệm, hiện nay Măng cụt Bảo Lộc là một trong những loại cây trồng được người dân lựa chọn đầu tư, không chỉ là một sản phẩm độc đáo của vùng, mà đã trở thành thế mạnh kinh tế của thành phố Bảo Lộc.

cay mang cut a

Để  thay thế cho các loại cây trồng không hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế cao, bà con phát triển khá mạnh diện tích trồng cây măng cụt, đa số là trồng xen trong vườn cà phê hoặc với các loài cây ăn trái khác. Ông Phạm Công Đạt - một người dân ở thành phố Bảo Lộc cho biết, ban đầu vườn nhà ông cũng trồng cà phê.

Sau đó nhận thấy một số nhà vườn trồng măng cụt rất ngon, ông dọn cà phê, xuống giống măng cụt thử nghiệm. Giống măng cụt lâu cho trái, tới 4 - 5 năm mới có những trái bói đầu tiên. Bù lại, cây sống lâu, chu kỳ cho quả dài. Tới mùa, ông bán được trái với giá trung bình 45-50 ngàn đồng/kg.

mang cụt

Theo số liệu thống kê của thành phố Bảo Lộc cho thấy, toàn thành phố đang có hơn 231 ha măng cụt; trong đó, diện tích măng cụt trong giai đoạn kinh doanh 115,5 ha. Năng suất trung bình của măng cụt Bảo Lộc đạt 74,06 tạ/ha và sản lượng bình quân đạt 855 tấn/năm. Cây măng cụt được trồng chủ yếu trên địa bàn các phường, xã như Lộc Sơn, B’Lao, Lộc Tiến, Phường 2, Lộc Thanh, Đam B'ri và Lộc Châu.

Với mức giá ổn định từ 35.000 - 55.000 đồng/kg (lúc cao điểm giá măng cụt Bảo Lộc đạt 70.000 đồng/kg). Nếu so sánh với các vùng, khu vực trồng khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giá măng cụt Bảo Lộc luôn cao hơn các khu vực khác. Đặc biệt, vừa qua “Măng cụt Bảo Lộc” đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm.

mang cut 8
mang cut 7

Với việc được công nhận nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp địa phương và người tiêu dùng nhận diện, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm măng cụt Bảo Lộc trên thị trường. Đây cũng là cơ hội lớn để thành phố Bảo Lộc có quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập vùng chuyên canh, định hướng người dân đầu tư phát triển bền vững cây măng cụt.

          

Ngày 18/9/2023, "Măng cụt Bảo Lộc" đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

          

 

thương hiệu mang cut bao loc

Đến năm 2023, thành phố Bảo Lộc đã triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản và quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp, kết hợp việc lập hồ sơ xin cấp mã vùng trồng, mã đóng gói, gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm măng cụt Bảo Lộc. Đồng thời, thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện để các nông hộ, các trang trại, các công ty nông nghiệp quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường.

truy xuat nguon goc mang cut
tieu thu mang cut bao loc

Tem truy xuất nguồn gốc được Phòng Kinh tế thành phố Bảo Lộc gửi tới cho nông dân. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là người nông dân phải đảm bảo tem dán đúng trên trái măng cụt Bảo Lộc và phụ cận, tránh tình trạng trộn trái măng cụt nơi khác, ảnh hưởng tới uy tín măng cụt Bảo Lộc.

Măng cụt thu hoạch xong sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc lên trái sau đó mới đóng gói, chuyển xuống nơi thu mua. Nếu đóng theo thùng, sau khi niêm phong kỹ, từng thùng cũng được dán tem truy xuất. Người tiêu dùng, nhà thu mua chỉ cần sử dụng điện thoại đi động, quét lên tem là biết được đây chính là trái măng cụt của đất Bảo Lộc, với những thông tin cơ bản như nguồn gốc, cách sử dụng….

mang cut
liên kết phát triển măng cụt bảo lộc

Ở thành phố Bảo Lộc, tem truy xuất nguồn gốc măng phần lớn đã được cấp đến các nông trại, trang trại. Đây đều là các địa chỉ đầu chuỗi liên kết thu mua. Những nông hộ trồng xen với số lượng không cao lựa chọn liên kết, cung cấp trái cho những nhà vườn đầu mối này, từ đó trái cây được cung cấp ra thị trường.

Ông Vũ Phi Hùng - xã Lộc Thanh, là một trong những người tiên phong mạnh dạn đưa cây măng cụt về Bảo Lộc trồng đại trà. Khởi nguồn từ một vài gốc măng cụt được trồng tại vườn nhà từ những năm 1972 đem lại giá trị kinh tế, năm 1998, ông chính thức đầu tư 100 gốc măng cụt xen canh trong 04 ha cà phê. Sau 18 năm ông đã sở hữu đến 600 gốc măng cụt, trong đó đã có hàng trăm cây ở thời kỳ kinh doanh đang cho thu hoạch với sản lượng đạt đến gần 100kg quả/cây/vụ.

ong hung

Khi măng cụt đã trở trở thành trái cây hàng hóa và được bà con mở rộng diện tích trồng, ông Hùng cũng là người tiên phong bao tiêu sản phẩm cho các nông hộ, tích cực liên kết với các hộ dân trồng măng cụt trong và ngoài xã ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các siêu thị lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Hùng cho biết, hàng năm, ông thu mua trái cho bà con nông dân Lộc Sơn, Lộc An từ 200 - 300 tấn trái. Ông đã tìm được đầu ra rất ổn định cho trái măng cụt Bảo Lộc, với giá thành từ 40 - 45 ngàn đồng/kg măng cụt bán xô.

mang cut 10
mang cut 11

Quan trọng là nông dân phải sản xuất cùng một tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng hàng hóa thì đầu ra sẽ ổn định. Năm 2021 Vườn nhà ông Hùng đã được Trung tâm Nông nghiệp Bảo Lộc hỗ trợ xây dựng chứng chỉ VietGAP, làm măng cụt sạch. Theo ông Hùng, việc xây dựng chứng chỉ cho các nông hộ trồng măng cụt cần được mở rộng, giúp nông dân chuẩn hóa quy trình để tăng giá trị trái măng cụt.

di linh

 

          

Bài: Xuân An
Trình bày: My Nguyễn

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí