Thơm mùa Mận đỏ Hoàng Su Phì
27/09/2023 lúc 14:00 (GMT)

Thơm mùa Mận đỏ Hoàng Su Phì

 

Là một trong những loại quả đặc sản của huyện biên giới Hoàng Su Phì, mận đỏ đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại nhiều xã của huyện phía cực Tây Hà Giang.

 

hoa man

 

Cứ mỗi độ tháng 6, tháng 7 hàng năm, khi ánh nắng hè rực rỡ trải trên các sườn đồi của huyện biên giới Hoàng Su Phì, lấp ló sau tán lá xanh mướt là những chùm mận chín trĩu cành, bừng đỏ dưới ánh nắng hè, đó chính là lúc đến mùa thu hái mận của bà con nơi rẻo cao Hà Giang.

Mận đỏ ở Hà Giang còn có tên khác là mận máu hay Chí Kháy Là. Quả mận chín to tròn đều và khi ăn sẽ có vị ngọt thơm, giòn, mọng nước. Đây là một trong những loại quả nổi tiếng và là đặc sản của huyện biên giới Hoàng Su Phì.

man do 1
man do 3
          

Trong mỗi quả mận có 30 calo, 8g carb, song chứa tới 5% vitamin A, 10% vitamin C, 5% vitamin K. Trong đó, vitamin A giúp bảo vệ mắt, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Vitamin C tốt cho da, vitamin K củng cố sức khỏe xương khớp và giúp cơ thể sản sinh nhiều loại protein cần thiết trong quá trình cầm máu.

          

 

man do 1
man do 2
man do 3
man do 4

Mận đỏ Hoàng Su Phì thường được trồng ở các xã phía Bắc, những nơi có độ cao trên 1500m. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, cây mận đỏ sinh trưởng dựa vào tự nhiên, gần như không có sự can thiệp của con người. Theo bà con cho biết, mận đỏ rất dễ trồng. Vào mùa mưa, chỉ cần đào cây con có sẵn trong vườn, cuốc hố vừa phải đặt cây mận xuống, lấp đất vào gốc cho chặt là được. Cây con trồng sau từ 3 đến 4 năm trồng là bắt đầu cho thu hái.

Mận đỏ được thu hoạch vào đầu tháng 6, chín rộ trong khoảng tuần đầu tháng 6 đến đầu tháng 7. Khi chín quả sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ mọng. Nhiều người bắt đầu thu hoạch từ khi quả còn xen lẫn màu. Để khi đưa hàng xuống miền xuôi, mận vẫn giữ được độ ngon nguyên vẹn.

man do
man do 5

Trước đây người dân trồng cây mận chỉ phục vụ trong gia đình nên việc trồng cây mận không được tập trung mà chỉ phân tán ở bờ nương, bờ ruộng. Mận được bán với quy mô nhỏ lẻ và rất ít. Trong những năm gần đây, cây mận đỏ được thương lái đến tận vườn thu mua với giá cao. 

Vì vậy, nhiều gia đình đã nghiên cứu nhiều phương pháp trồng mận với quy mô lớn và chất lượng hơn. Một số hộ còn đầu tư hệ thống tưới nước tự động, sử dụng nilon bọc quả non để tránh tác động của côn trùng. Với giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, cây mận đỏ ở huyện Hoàng Su Phì đã trở thành nguồn thu nhập chính, góp phần giảm nghèo cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện.

vuon man
man do 5

Nhận định đây là loại cây trồng mang lại thu nhập cho người dân, từ năm 2012, huyện Hoàng Su Phì đã có phương án phát triển loại cây này gắn với phát triển du lịch. Huyện cũng có nhiều chủ trương, chính sách như vận động nhân dân mở rộng diện tích; quy hoạch vùng trồng trọng điểm. Ngoài ra, huyện cũng hỗ trợ 100% cây giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc, phát triển bền vững cây mận đỏ theo hướng sản xuất tập trung hàng hóa.

Theo số liệu của cơ quan chức năng Hoàng Su Phì, tính đến thời điểm tháng 6/2023, diện tích cây mận đỏ tại 2 xã Thàng Tín và Chiến phố đạt gần trên 550ha. Vì vậy, đây cũng là vùng mà UBND huyện Hoàng Su Phì triển khai Đề án “Tập trung đẩy mạnh phát triển cây mận đỏ giai đoạn 2020  2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

vươn man

Để mở rộng diện tích cây mận đỏ, từ năm 2020, UBND huyện Hoàng Su Phì đã triển khai Đề tài: “Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nhân nhanh giống cây mận đỏ”. Nhờ đó, diện tích cây mận đỏ của huyện không ngừng được mở rộng. Ngoài 2 xã Thàng Tín và Chiến Phố, được coi là những xã thuộc vùng lõi của giống mận đỏ đang được bảo tồn và nhân giống, hiện huyện đang triển khai trồng tại một số xã khác như: Bản Phùng, Tùng Sán, Nàng Đôn...

Hiện nay, huyện Hoàng Su Phì có trên 500 ha mận đỏ, sản lượng bình quân đạt từ 300 - 800 tấn/năm. Diện tích mận đỏ tập trung ở các xã phía bắc như: Chiến Phố, Thàng Tín, Pố Lồ, Đản Ván, Thèn Chu Phìn.

man do

Khi mận đỏ bước vào giai đoạn chín cũng là thời điểm các cánh đồng lúa trên các các thửa ruộng bậc bước vào giai đoạn chín. Vì vậy, huyện Hoàng Su Phì đang kết hợp tổ chức “Chương trình du lịch trên những thửa ruộng bậc thang” với Chương trình “Du lịch trải nghiệm cây mận đỏ” để giúp các du khách khi đến Hoàng Su Phì được tham gia tham quan, trải nghiệm quá trình chăm sóc, thu hái và nhất là được thưởng thức hương vị đậm đà của mận đỏ khi vào mùa thu hoạch.

man do
man do 2

Theo đó, UBND huyện Hoàng Su Phì đã ban hành quyết định về “Phương án Phát triển Mận đỏ theo hướng hàng hóa giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”. Các cơ quan của huyện Hoàng Su Phì đã phối hợp với các đơn vị xây dựng nhãn hiệu chứng nhận mận Đỏ Hoàng Su Phì.

Năm 2021, trái mận đỏ được tỉnh Hà Giang công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Ngày 22/6/2022, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu "Mận đỏ Hoàng Su Phì". 

thu hoach man

Thông qua việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận đã góp phần tạo liên kết trong chuỗi sản xuất giữa các hộ dân với doanh nghiệp, hợp tác xã và từ doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối với thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo hai xã Thàng Tín và Chiến Phố thành lập các hợp tác xã dịch vụ làm cơ sở để xây dựng thương hiệu và xây dựng các vườn ươm cây mận đỏ để phục vụ cho công tác mở rộng diện tích và nâng cao giá trị của sản phẩm.

mut man
siro man
man say deo

Hiện nay, trên địa bàn huyện có một số hợp tác xã thu mua mận của bà con giúp người dân tiết kiệm được chi phí vận chuyển và yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt, hợp tác xã Thương mại dịch vụ nông, lâm sản Chiến Phố còn chế biến một số sản phẩm từ mận Đỏ như: Siro mận, mận sấy dẻo, mứt mận, rượu mận... nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng.

Vào vụ, các HTX đứng ra thu mua, bao tiêu đầu ra cho người dân với giá từ 30 - 60 nghìn đồng/k. Bình quân 1ha mận đỏ cho thu nhập từ 150-300 triệu đồng/vụ. Đây là nguồn thu khá đối với người dân ở địa phương. Không chỉ thu mua, xuất bán mận tươi.

hoang su phì

 

          

Bài: Xuân An
Trình bày: My Nguyễn

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí