Chương trình diễn ra nhằm mục tiêu khuyến khích đầu tư giữa các nước khối ASEAN++, đồng thời tạo nên cơ hội kết nối để phát triển bền vững giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quan trọng hơn là các diễn giã cùng nhau chia sẽ để thống nhất hướng đến 03 mục tiêu: Thúc đẩy giao thương giữa các Hiệp hội các nước khu vực ASEAN+ mở rộng mọi cơ hội, kết nối đa chiều, cân bằng mọi khía cạnh; Tạo điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp và phát triển kinh tế khu vực thông qua hoạt động Business Matching; Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn xanh, phát triển bền vững.

Diễn đàn được vinh dự đón tiếp của các vị lãnh đạo: Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước; Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI; Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam; Bà Phan Thị Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM.

Chia sẻ tại Nhịp cầu ASEAN

Diễn đàn có sự tham dự của các cơ quan ban ngành, Lãnh sự các nước tại Việt Nam, Tham tán thương mại, Hiệp hội Doanh Nghiệp các nước ASEAN ++; hiệp hội, hội ngành nghề, Hội nữ Doanh nhân các tỉnh, thành phố… Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của hơn 600 khách mời đến từ 10 quốc gia ASEAN, gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam; và 5 quốc gia khác: Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, bà Cao Thị Ngọc Dung - Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TPHCM chia sẽ, kết nối để phát triển bền vững là đích đến tất yếu, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cùng lúc với việc tạo ra tác động tích cực đến xã hội, cộng đồng. Trong đó, phát triển bền vững là từ khóa quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp với mong muốn phát triển vững mạnh, lâu dài và điều này càng quan trọng hơn bao giờ hết cho hoạt động giao thương quốc tế, kêu gọi đầu tư.

Sau đại dịch Covid-19 là thời cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để tái cấu trúc, kết nối nội tại, tự nối liền các đứt gãy trong chính chuỗi giá trị của doanh nghiệp nhằm đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động và đáp ứng phần nào nguồn cung trong và ngoài nước; đồng thời cũng là thời điểm cần đẩy mạnh cho sự “kết nối và hợp tác” để cùng nhau phát triển bền vững.

Thông qua diễn đàn hôm nay, Ban tổ chức kỳ vọng sẽ thúc đẩy kết nối và phát triển kinh doanh với những đối tác chiến lược, khôi phục chuỗi cung ứng khu vực, mở rộng cơ hội kinh doanh. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển bền vững qua các khái niệm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nhịp cầu ASEAN
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Thị Thắng phát biểu tại diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng khẳng định, đối với Việt Nam, ASEAN giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã tham gia và cùng Cộng đồng ASEAN hợp tác ứng phó với dịch bệnh từ chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch, cùng xử lý các tình huống về y tế, hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế phòng dịch đến chính sách mở cửa trở lại để phục hồi kinh tế. Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong xây dựng tầm nhìn, chiến lược phát triển kinh tế luôn đảm bảo phù hợp với mục tiêu, cam kết chung vì hòa bình, phát triển của Cộng đồng ASEAN.

Phó Chủ tịch Phan Thị Thắng chia sẽ thêm, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang trong quá trình phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19; cụ thể như, trong 8 tháng đầu năm 2022, các chỉ tiêu kinh tế Thành phố đã có sự tăng trưởng tốt: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,5%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 23%, kim ngạch xuất khẩu duy trì tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021…, bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang tăng tốc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2020-2025, đó là: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động.

Nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh các ngành kinh tế chủ lực, có giá trị gia tăng cao; phát huy vai trò Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông Thành phố; phát triển kinh tế số; kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh… phát triển nhanh các ngành kinh tế chủ lực có giá trị gia tăng cao; phát huy vai trò Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố; phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh...”

Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh, với vị trí là trung tâm kinh tế của cả nước, trước xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và những tác động tích cực mà nền kinh tế này mang lại, Thành phố cần tập trung và chủ động thực hiện các giải pháp để phát triển mô hình kinh tế này. Lãnh đạo Thành phố mong muốn các diễn giả, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học sẽ đưa ra những ý tưởng cũng như những đề xuất, khuyến nghị thiết thực cho Thành phố.” 

Tại diễn đàn, các diễn giả đã trình bày, thảo luận về kết nối để phát triển bền vững với xu hướng phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh. Trong đó, phát triển bền vững là mục tiêu phù hợp với xu hướng quốc tế, là động lực để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là mục tiêu thúc đẩy giao thương giữa các Hiệp hội trong khu vực ASEAN++; mở rộng mọi cơ hội kết nối đa chiều cân bằng mọi khía cạnh; tạo điều kiện xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế khu vực qua hình thức cầu nối giao thương cho doanh nghiệp - Business Matching.

Nhịp cầu ASEAN
Bà Jiak See Ng, lãnh đạo phụ trách dịch vụ Tư vấn tài chính của Deloitte khu vực châu Á Thái Bình Dương

Theo bà Jiak See Ng, lãnh đạo phụ trách dịch vụ Tư vấn tài chính của Deloitte khu vực châu Á Thái Bình Dương cho rằng, khối ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Hiện nay, khu vực ASEAN đang hồi phục và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ hồi phục và phát triển nhanh nhất. Chính vì vậy việc tận dụng lợi thế thương mại và liên kết giữa các nước trong khu vực này có ý nghĩa quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Bà Jiak See Ng cho biết, Khu vực ASEAN có cơ hội rất rõ ràng về phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững. Theo thống kê từ Deloitte, hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia lớn trên toàn cầu trong kế hoạch phát triển của mình, dành ra hàng tỷ đô la cho đầu tư xanh theo hướng bền vững, và mục tiêu nhắm tới là các khu vực đang phát triển như ASEAN.Nhịp cầu ASEAN

Tại diễn đàn, phần lớn ý kiến chung của diễn giả, các chuyên gia cho rằng để duy trì tăng trưởng trong thời gian tới thì Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững, tạo động lực thu hút các dòng vốn đầu tư mới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN để khai thác các lợi thế và thế mạnh của khu vực.

 “NHỊP CẦU ASEAN ++” là sự kiện hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều lãnh đạo, tổ chức, Hiệp hội Doanh nghiệp đến từ các quốc gia trong khu vực. Thông điệp của sự kiện lần này không đơn thuần chỉ hướng đến sự kết nối giao thương, mà được nâng tầm để song hành cùng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.