Giá hồ tiêu tăng phi mã
Giá hồ tiêu tăng 2 con số kể từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 2024. Cụ thể, tại nước ta, khoảng 94% diện tích, 97% sản lượng hồ tiêu toàn quốc tập trung tại 2 vùng sản xuất trọng điểm là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; 91,7% diện tích, 93,7% sản lượng hồ tiêu toàn quốc tập trung tại 6 tỉnh sản xuất trọng điểm gồm: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Giá tiêu tại 6 tỉnh trên như sau:
Đơn vị: đồng/kg
|
Giá thu mua ngày 26/1/2024 |
Giá thu mua ngày 26/2/2024 |
Đắk Lắk |
82.500 |
93.000 |
Gia Lai |
80.000 |
91.000 |
Đắk Nông |
82.500 |
93.000 |
Bà Rịa-Vũng Tàu |
81.000 |
93.000 |
Bình Phước |
82.000 |
94.000 |
Đồng Nai |
79.500 |
91.000 |
Theo bảng trên, trong 1 tháng, giá hồ tiêu tại 6 tỉnh đồng loạt tăng ở mức 2 con số: Đắk Lắk tăng 12,7%; Gia Lai tăng 13,75%; Đắk Nông tăng 12,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 14,8%; Bình Phước tăng 14,6%; Đồng Nai tăng 14,4%.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ngày 26/2/2024 đã tăng 33% so với cùng ngày tháng 1/2024, từ 3.270 USD/tấn lên 4.350 USD/tấn.
Nguyên nhân đầu tiên khiến giá hồ tiêu tăng là sản lượng giảm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo sản lượng tiêu năm 2024 của Việt Nam chỉ đạt 170.000 tấn, giảm 10,5% so với năm 2023, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Còn theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), các tháng 11 và 12/2023, hạn hán xảy ra ở Brazil với mức độ khốc liệt, đã ảnh hưởng đến nhiều vùng trồng tiêu, nhất là những vùng sẽ thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6/2024. Do đó, sản lượng hồ tiêu ở Brazil có thể sẽ giảm trong năm nay. Do đó, sản lượng hồ tiêu toàn cầu trong năm nay sẽ ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây do sản lượng từ các nước sản xuất hồ tiêu giảm. Ước tính sản lượng hồ tiêu năm 2024 của Việt Nam giảm khoảng 10 - 15% xuống còn 160.000 - 165.000 tấn; Ấn Độ giảm 20%, Indonesia giảm 20 - 30% và Brazil giảm 15%.
Tiếp đến, Mỹ, EU, châu Á và châu Phi tăng nhu cầu đối với các đơn hàng giao ngay trong quý I/2024, trong khi lượng tồn kho sụt giảm.
Cuối cùng, thời tiết lạnh kéo dài cũng là nguyên nhân khiến giá tiêu tăng do nhu cầu sử dụng hạt tiêu trong các món ăn cay nóng, đặc biệt là các món kho, lẩu, nướng, sốt…
Biến động theo hướng nào?
Vậy trong thời gian tới giá hồ tiêu biến động theo hướng nào? Nhiều nhà nhập khẩu cho rằng, do chênh lệch mùa vụ, nên giá hạt tiêu tiếp tục neo ở mức cao trong vài tháng nữa. Trong những nước có sản lượng hạt tiêu lớn, Brazil đã qua mùa thu hoạch, hiện Việt Nam bước vào mùa thu hoạch, trong khi chính vụ của Indonesia, Malaysia vào tháng 7 hàng năm. Tương tự Việt Nam, Ấn Độ cũng đang vào mùa thu hoạch, nhưng sản lượng xuất khẩu hàng năm của nước chưa đến 20 nghìn tấn, không có tác động đáng kể đến giá bán.
Mặc dù vậy, một số nhà nhập khẩu lại cho rằng, thời gian hạt tiêu neo giá cao không còn nhiều, vì nông dân Việt Nam ém hàng sẽ “xả kho” trong thời gian tới. Mặt khác, theo VPSA, mức giảm sản lượng toàn cầu của hạt tiêu vẫn thấp hơn so với mức giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu nên nhiều khả năng giá hồ tiêu sẽ khó tăng liên tục trong dài hạn.
Cụ thể, ngoại trừ Trung Quốc, dự báo nhu cầu tiêu thụ sắp tới của các nước trên thế giới có thể sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến từ xung đột địa chính trị tại một số khu vực. Đồng thời, tác động cuộc chiến Israel - Hamas cũng sẽ ảnh hưởng lên giá dầu mỏ, điều này sẽ càng làm cho tình hình kinh tế thế giới càng lâm vào suy thoái, sức mua khả năng sẽ giảm trong thời gian tới.