Cụ thể, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương đứng vị trí thứ 23, nằm trong top 30 đơn vị nộp thuế TNDN lớn nhất, Ống thép Hòa Phát xếp thứ 121. Ngoài ra còn có các công ty thành viên khác của Hòa Phát có trong danh sách V.1000 bao gồm: Thép Hòa Phát Hưng Yên, Thép Hòa Phát Dung Quất, Ống thép Hòa Phát Bình Dương, Ống thép Hòa Phát Đà Nẵng, Năng lượng Hòa Phát, Thép Cán nguội Hòa Phát, Phát triển Hạ tầng KCN Hòa Phát Hưng Yên, Vận tải biển Hòa Phát..
Số thuế TNDN năm 2020 của Hòa Phát là 1.717 tỷ đồng, tăng 11% so với 2019. Năm 2021 là 2.743 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2020. 6 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, công ăn việc làm ổn định cho khoảng 30.000 lao động và số thuế TNDN đã nộp đạt 853 tỷ đồng. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước gần 7.400 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021, vượt xa số nộp của cả năm 2020.
Trước đó, tại Lễ Tôn vinh Người nộp thuế tiêu biểu trong quá trình 30 năm đồng hành, phát triển cùng ngành thuế đất nước (1990-2020), Tập đoàn Hòa Phát vinh dự là một trong 30 doanh nghiệp tiêu biểu được Bộ Tài chính trao tặng bằng khen, kỷ niệm chương và nằm trong 10 đơn vị ngoài quốc doanh có thành tích tiêu biểu về thuế.
Theo Tổng cục Thuế, tiêu chí xác định doanh nghiệp được lựa chọn đưa vào danh sách xếp hạng V1000 bao gồm: Doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc (được cấp mã số thuế đơn vị trực thuộc 13 số) thì bao gồm số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của trụ sở chính và các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.
Hòa Phát có hệ thống nhà máy trải dài trên cả nước, do đó Tập đoàn có đóng góp thuế, nộp ngân sách Nhà nước tại 27 tỉnh thành như: Hà Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An…