1. Công nghệ nhà thông minh
"Smarthome", hiểu đơn giản, là một ngôi nhà có các thiết bị gia dụng như: hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm, máy lạnh, TV, máy tính, âm thanh, camera an ninh,… có khả năng tự động hóa và “giao tiếp” với nhau theo một lịch trình định sẵn. Chúng có thể được điều khiển ở bất cứ đâu, từ trong chính ngôi nhà thông minh đó đến bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua điện thoại hoặc internet.
Theo Hãng Nghiên cứu Gartner, công nghệ nhà thông minh có thể đóng góp 1,9 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới vào năm 2020. Với các phát kiến gần đây về mạng và thiết bị, cuộc chiến trên mặt trận nhà thông minh của Apple, Google, Samsung và Amazon đang "nóng" lên từng ngày.
Theo ABI Research, năm
2012 đã có hơn 1,5 triệu hệ thống nhà thông minh đã được lắp đặt ở Mỹ và dự kiến,
con số này sẽ tăng đến 8 triệu vào năm 2017.
2. Trợ lý ảo lên ngôi
Cùng với sự phát triển của trí thông minh nhân tạo, xu hướng sử dụng giọng nói để tương tác với nội dung phát triển vô cùng mạnh mẽ. Cho đến thời điểm này, con người đã có thể ra lệnh cho các sản phẩm thông minh (thông qua IoT, BLE,…), tìm kiếm thông tin bằng giọng nói (Voice Search), trợ lý ảo (Voice Assistance: Siri, Google Allo, Alexa,…).
Siri của iPhone, Google Assistance của Android và Cortana của Windows Phone 10 là những trợ lý ảo tiên tiến, hoàn chỉnh nhất với trí tuệ nhân tạo và nhận dạng giọng nói khá chính xác, miễn là bạn không có một giọng nói khó nghe.
Dự kiến thị trường trợ lý ảo thông minh (IVA) toàn cầu sẽ đạt 12,28 tỷ USD vào năm 2024, theo nghiên cứu của Grand View.
3. Các siêu ứng dụng
Siêu ứng dụng là một thuật ngữ chỉ một ứng dụng có khả năng phục vụ ở nhiều mảng khác nhau.
Với 700 triệu tài khoản toàn cầu WeChat có thể nói là một điển hình cho một siêu ứng dụng. WeChat đã và đang tạo ra một hệ sinh thái làm việc cho riêng mình. Vốn chỉ là phần mềm chuyên dùng nhắn tin thì bây giờ ứng dụng này có thể làm gần như mọi thứ. Điểm mạnh của phần mềm này đó chính là tất cả mọi thứ đều trên một nền tảng. Giả sử bạn đang ngồi nhắn tin với bạn ở nhà và bạn đói bụng, bạn chỉ cần mở sang thanh công cụ của Wechat lên, chọn cửa hàng rao bán rồi thanh toán bằng mã số thẻ mình ngay trên Wechat. Nhận ra được đây là xu thế tất yếu và là một mảnh đất màu mỡ cho quảng cáo các tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Tweeter,... đang dần học tập theo ví dụ của Wechat.
4. Thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR)
AR là sự pha trộn của thực tế ảo và thực tế đời sống. Qua đó, các nhà phát triển có thể tạo ra hình ảnh trong các ứng dụng ảo và có thể kết hợp với nội dung trong thế giới thực
Nhắc tới AR, không thể không nhắc tới sự thành công của Pokemon GO. Trò chơi đã tạo nên cơn sốt trong làng game thế giới nửa đầu năm 2016, và việc Pokemon GO trở thành 1 trong 4 ứng dụng game lọt top các ứng dụng được yêu thích nhất thế giới là minh chứng cho thấy tiềm năng cực kì to lớn của công nghệ này.
Thực tế ảo, tên tiếng Anh virtual reality (Viết tắt là VR) là công nghệ giúp con người có thể “cảm nhận” không gian mô phỏng một cách chân thực hơn nhờ vào một loại kính nhìn 3 chiều ( kính thực tế ảo). Môi trường 3D ảo này được tạo ra và điều khiển bởi một hệ thống máy tính cấu hình cao.
Hiện nay VR đang được áp dụng vào thiết kế đồ họa, giảng dạy và đặc biệt IDC dự đoán rằng doanh thu trên toàn thế giới cho lĩnh vực tăng cường thực tế và thực tế ảo (AR / VR) sẽ tăng từ 5,2 tỷ USD năm 2016 lên hơn 162 tỷ $ năm 2020.
Một điều bất ngờ là các công ty dự kiến sẽ tăng chi tiêu của họ vào phần mềm và dịch vụ (chứ không phải phần cứng như trước đây). Chi tiêu phần mềm được dự báo là tăng 6% trong năm 2016, và tăng thêm 7,2% trong năm 2017 với tổng trị giá 357 tỷ USD. Trong khi đó, công ty sẽ chi 943 tỷ USD cho các dịch vụ CNTT, tăng gần 5% so với mức chi tiêu của năm 2016.