90% cửa hàng ở Việt Nam sử dụng web trực tuyến để tiếp cận khách hàng

Một khảo sát vào ngày 21/1 vừa qua cho thấy các cửa hàng ngoại tuyến tại Việt Nam đang dần chuyển sang trực tuyến để tiếp cận với 2/3 dân số online. Với sự bùng nổ này, vào năm 2020 doanh thu từ bán l

Theo một cuộc khảo sát vào 21/1 vừa qua, các cửa hàng ngoại tuyến tại Việt Nam đang dần chuyển sang bán hàng trực tuyến để tiếp cận với 2/3 cư dân mạng.

Số liệu cụ thể do công ty chuyên về phần mềm quản lý bán hàng Sapo cung cấp cho thấy có đến 90% cửa hàng trên toàn quốc đang mở các trang trực tuyến để kết nối với khách hàng. Cuộc khảo sát trên 1000 cửa hàng thì 35% doanh số bán hàng trực tuyến đã chiếm hơn một nửa doanh thu trong tổng doanh thu vào năm 2017.

Trong đó các nhà cung cấp mỹ phẩm và trang sức thu về được lợi nhuận nhiều nhất từ việc bán hàng online, tăng lên 48% tổng doanh thu só với năm ngoái, trong khi các hiệu thuốc chỉ thu về ít nhất với doanh thu 12%. Năm 2016, tỷ lệ người mua sắm qua thị trường thương mại điện tử đã tăng từ 5,4% lên 8,8% ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Không những thế số lượng các giao dịch mua sắm trực tuyến có giá trị gấp ba lần so với ngoại tuyến.

Đối với thời đại công nghệ số hiện nay, mạng xã hội hay trang web online vẫn là phương tiện thương mại hiệu quả nhất, đứng đầu là Facebook sau đó đến trang chủ của các công ty.

Những năm gần còn xuất hiện việc bán hàng trên nền tảng Instagram và ứng dụng tự phát tin nhắn trên Zalo thông qua các đại lý ủy quyền. Cuộc khảo sát còn cho thấy, sau khi nói chuyện với các công ty thì mỗi doanh nghiệp có ít nhấ 3 cửa hàng trực tuyến với ít nhất 7 nhân viên vận hành tại đây.

Ngoài ra, còn có một số kênh mua sắm online đang rất phổ biến như Shopee, Lazada và Tiki.


Theo một báo cáo được công bố vào tháng 11 năm ngoái, thương mại điện tử (E-commerce) tại Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) từ 0,55 thị phần lên 2,2% trong năm 2025, đồng thời đẩy mạnh gia tăng về số hóa (báo cáo được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel)

"Hiện tại khoảng cách giữa bán hàng giữa nội và ngoại tuyến đang giảm dần, nhằm hỗ trợ lẫn nhau giúp việc tiêu thụ hàng hóa tại các doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn", Trích dẫn từ Đại diện của Sapo vào chủ nhật tuần trước trong báo cáo với Thông tấn xã Việt Nam.

Ý tưởng này cũng đã từng được Kantar Worldpanel chia sẻ vào năm ngoái: "Chúng tôi biết rằng nguồn thu của thương mại điện tử vẫn đang duy trì ở việc thu tiền mua hàng ngoại tuyến. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho rằng các hình thức trực tuyến đang chiếm ưu thế nhiều hơn. Dần dần ngoại tuyến không còn là lựa chọn tốt nhất để dành thị phần mua bán nữa. Vì vậy kết hợp làm việc giữa trực tuyến và ngoại tuyến sẽ tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn".

Vào năm 2016, thị trường điện tử thương mại của Việt Nam đã tăng lên khoảng 4 tỷ USD và trở thành một trong những thị trưởng phát triển nhanh nhất thế giới. Theo dự đoán của Kantar Worldpanel, doanh thu từ bán lẻ trực tuyến tại nước ta sẽ đạt được 10 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 5% thị phần bán lẻ của cả nước.

Sở dĩ, hiện nay gần 60% dân số tương đương 92 triệu người đang ở trạng thái online.

Theo ICT News