Ông Abdul Mahdi khẳng định: "Theo ước tính của chúng tôi, giá dầu đã chạm đáy và rất khó có thể tiếp
tục giảm sâu hơn mức như hiện nay. Chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu thực sự nào có thể dẫn tới
một sự sụt giảm lớn và có tác động lâu dài lên giá dầu. Một số yếu tố sẽ kết hợp để đẩy giá dầu đi
lên".
Cuối phiên giao dịch ngày 21/1/2015, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Ba tăng 1,31
USD lên 47,78 USD/thùng.
Còn tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến 1,04 USD lên 49,03
USD/thùng.
Tuy nhiên, giới phân tích đã cho rằng đà tăng này sẽ không kéo dài, vì nhu cầu toàn cầu suy yếu và
nguồn cung quá dư thừa và không có dấu hiệu ngừng lại, nhất là sau khi Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF)
vừa đưa ra dự báo ảm đạm đối với nền kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Mahdi nói rằng, giá thấp ở mức như hiện nay sẽ đánh bật các nhà đầu tư ra khỏi thị trường
năng lượng vốn phải chịu mức chi phí cao, đặc biệt là lĩnh vực dầu đá phiến.
Điều này sẽ làm giảm nguồn cung dầu của thế giới, hiện được ước tính khoảng 2,5 triệu thùng mỗi
ngày và qua đó sẽ hỗ trợ giá dầu tăng trở lại.
Giá dầu thế giới đã giảm liên tục kể từ tháng 6 năm 2014, song Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ
(OPEC) vẫn quyết định duy trì sản xuất không đổi ở mức 30 triệu thùng mỗi ngày. Saudi Arabia - nước
sản xuất dầu mỏ lớn nhất của OPEC cho biết sẽ không cắt giảm sản lượng vì sợ mất thị phần.
Ông Abdul Mahdi nói rằng, các thành viên của OPEC khác đã nỗ lực để vận động việc cắt giảm sản lượng
và phối hợp với các nhà sản xuất dầu thô hàng đầu của thế giới không phải là thành viên của OPEC là
Nga và Venezuela để vực dậy giá dầu.
Tuy nhiên, các đại biểu tham dự Diễn đàn năng lượng thế giới quy tụ đại diện của 76 nước thành viên
bao gồm cả các nước nhập khẩu và xuất khẩu dầu mỏ không chia sẻ quan điểm với Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq
về khả năng cắt giảm nhanh nguồn cung.
Tổng Thư ký IEF, Aldo Flores-Quiroga, phát biểu tại hội nghị đã cho rằng "vẫn rất khó để khẳng định
rằng thị trường dầu sẽ sớm quay lại mức cân bằng".
Theo các số liệu của IEF, Mỹ đã gia tăng nguồn cung với khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong vòng
11 tháng qua.
Brazil sản xuất trung bình 217.000 thùng dầu/ngày trong 10 tháng qua, trong khi Trung Quốc cũng
tăng sản lượng.
Ông Flores-Quiroga cho biết dựa trên số liệu thống kê có thể dự đoán rằng, thế giới sẽ vẫn trong
tình trạng dư cung dầu mỏ trong quý II năm 2015./.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq: Giá dầu thế giới đã chạm đáy
TCCT
Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng thế giới ở Kuwait ngày 21/1/2015, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Adel Abdul Mahdi cho rằng, giá dầu thế giới sẽ không giảm xuống sâu hơn nữa sau khi đã mất gần 60% giá trị kể