Trách nhiệm của thượng đế

Trong tuần lễ vì người tiêu dùng vừa qua, chúng ta nói khá nhiều đến quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là nhiều người tiêu dùng mặc dù biết rất rõ về nhiều loại hàng gi
Nhìn người...
Mỗi năm, hải quan các nước tại khu vực châu Âu tịch thu khoảng 200 triệu sản phẩm giả mạo. Hầu hết số hàng hóa này có xuất xứ từ Trung Quốc. Ủy ban châu Âu ước tính mỗi năm, hàng chục triệu món hàng giả được vận chuyển khắp nơi trên thế giới nhờ khách du lịch. Trước tình trạng này, nhiều quốc gia thuộc EU đã siết chặt lại công tác phòng chống hàng giả, nhái. Cơ quan du lịch của Italy cảnh báo tất cả du khách tới nước này rằng, nếu họ bị bắt gặp mua hàng giả, sẽ bị phạt 10.000 euro, tương đương với 14.200 USD. Mức phạt dành cho việc sở hữu hàng giả tại Pháp có thể lên đến 300.000 euro, tương đương với 427.000 USD hoặc ba năm tù giam. Thay vì nhắm vào người sản xuất hàng giả, các nhà chức trách tại Pháp và Italy chuyển hướng sang phạt những ai mua chúng. Chính phủ Anh cũng quyết định sẽ mạnh tay xử lý nạn hàng giả. Tuy nhiên nước này sẽ nhắm vào tội danh buôn bán hàng giả, thay vì phạt người mua hàng. Anh cho biết hàng giả gây thiệt hại cho nước này 10 tỷ bảng mỗi năm, tương đương với 16,2 tỷ USD, trong đó 9 tỷ bảng rơi vào tay các băng nhóm tội phạm.

Những kẻ làm hàng giả được xếp vào nhóm tội phạm có tổ chức. Chúng thu lợi nhuận rất lớn va nguy cơ bị phát hiện lại rất thấp. Một kilô hê-rô-in khi được bán trên chợ đen, những kẻ buôn lậu sẽ thu được khoảng 50.000 Euro, nhưng với một kilo thuốc Viagra làm nhái, chúng sẽ thu được gần 90.000 euro! Thủ đoạn của những kẻ buôn hàng giả ngày càng trở nên tinh vi hơn. Chúng thường lợi dụng các kênh phân phối vô danh như bán hàng qua internet hoặc gửi hàng với số lượng nhỏ qua đường bưu điện.

... lại nghĩ đến ta
Hiện nay, ở nước ta, các loại hàng giả, hàng nhái có mức độ phổ biến rất cao, chủ yếu là các mặt hàng như giày, dép, quần áo, kính mắt. Hầu hết các thương hiệu thời trang lớn như Louis Vuiton, Guccci, Cartier, lascosse, valentino... đều bị làm giả một cách công khai. Các loại hàng nhái, giả mang tên các thương hiệu này có một mức độ tiêu thụ khá lớn. Và cũng đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, thay đổi một cái nhìn, cần có một cái nhìn khác về các sản phẩm nhái và giả.

Ở nhiều quốc gia phát triển, việc dùng hàng nhái, hàng giả đôi khi cũng bị tẩy chay và người ta coi việc dùng hàng giả, hàng nhái cũng như dùng đồ ăn cắp vậy nhưng ở Việt Nam, việc này là hoàn toàn bình thường. Các loại hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng vẫn được bày bán một cách công khai, với số lượng lớn. Hầu như ở các thành phố lớn của Việt Nam đều có ít nhất một tụ điểm bán hàng nhái. Hàng nhái đặc biệt hấp dẫn giới trẻ bởi đây chính là nhóm đối tượng tiêu dùng có sự tiếp cận nhanh nhất, mật thiết nhất với các sản phẩm thời trang, hàng hiệu. Và gốc rễ sâu sa của việc này chính bởi tâm lý sính ngoại. Và khi giá cả các sản phẩm hàng hiệu ở mức quá cao, thì người tiêu dùng đành phải quay ra lựa chọn các sả phẩm hàng nhái, hàng giả được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan,...). Và với việc hàng giả, hàng nhái ngày càng được sản xuất tinh vi hơn, dường như nó thỏa mãn cả các nhu cầu về dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu, tính thẩm mỹ và... giá cả.

Để hạn chế được tình trạng hàng giả, hàng nhái phổ biến, ngoài rất nhiều các biện pháp về quản lý hành chính thì một trong những điều chúng ta cần làm để bảo vệ các thương hiệu, các doanh nghiệp đó là cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, để người tiêu dùng hiểu và ủng hộ hàng chính hãng. Thiết nghĩ, đó cũng là một nghĩa vụ của người tiêu dùng để cùng tạo nên một thị trường hàng hóa lành mạnh. Và cũng đã đến lúc người tiêu dùng cần thể hiện trách nhiệm của mình, chứ không chỉ nói suông và đòi quyền lợi.
  • Tags: