Điện Biên: Phát triển nông sản chủ lực gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm

Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, tỉnh Điện Biên đã tập trung phát triển nông sản chủ lực gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm dựa trên tiềm năng thế mạnh. Đồng thời, khuyến khích, thu hút đầu tư vào các dự án liên kết sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm.

Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 954.125,06ha. Trong đó, đất nông, lâm nghiệp của Điện Biên chiếm 75,89% diện tích (đất nông nghiệp là 120.359ha, đất lâm nghiệp 590.031ha (trong đó diện tích rừng khoảng 401.000ha chiếm 44% diện tích).

Ngoài ra, Điện Biên còn có 528.370 ha đất chưa sử dụng, chiếm 55,3% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%) thích hợp để sản xuất lâm nghiệp.

Bên cạnh đó thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại nông, lâm sản hàng hóa có giá trị kinh tế như cao su, thông, cây nguyên liệu giấy,....

Đặc biệt, Điện Biên là tỉnh còn sở hữu diện tích rừng nguyên sinh còn khá lớn với các loại động vật và thực vật còn phong phú là tài nguyên quí để bảo tồn và xây dựng hình thành vườn quốc gia Mường Nhé. Đây là những lợi thế để khai thác, phát triển nền nông nghiệp đa dạng (nông nghiệp, chăn nuôi, cây công nghiệp, trồng rừng) với chất lượng cao.

Điện Biên

Với điều kiện thuận lợi về đất đai cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư như (Ưu đãi về thuế; Ưu đãi về sử dụng đất,…) Hỗ trợ đầu tư(Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ đào tạo; Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; Hỗ trợ tín dụng đầu tư sẽ giúp tỉnh Điện Biên khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế về đất đai như: Dự án chế biến gạo đặc sản xuất khẩu gắn với canh tác trên cánh đồng Mường Thanh, khai thác, phát triển các loại cây công nghiệp như: Mắc ca, cao su, cà phê, chè, ....Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Ảng để sản xuất và chế biến gạo đặc sản chất lượng cao, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung... Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến tìm kiếm, khảo sát xây dựng vùng nguyên liệu giấy, gỗ, cao su, chè...

Nhờ có chủ trương đúng hướng, nông nghiệp Điện Biên đã chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao, sử dụng đất hợp lý để phát triển các loại cây trồng có lợi thế; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực có lợi thế.

Điện Biên
Điện Biên đã dần hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp xanh, hữu cơ, quy mô, chất lượng cao theo chuỗi giá trị gắn với chế biến sâu

Điện Biên đã dần hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp xanh, hữu cơ, quy mô, chất lượng cao theo chuỗi giá trị gắn với chế biến sâu đáp ứng nhu cầu thị trường, như lúa gạo ở cánh đồng Mường Thanh; Mắc ca, quế, ở Tuần Giáo, chè tuyết shan ở Tủa Chùa, Pú Nhi - Điện Biên Đông, Mường Phăng – Điện Biên, cà phê ở Điện Biên, Mường Ảng, chăn nuôi gia súc ở Mường Nhé, cây dứa, bí đao ở Mường Chà.....

Từng bước phát triển chăn nuôi hướng tập trung quy mô lớn, giá trị gia tăng cao gắn với chế biến thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Kết hợp chăn nuôi với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Phát triển thủy sản, áp dụng công nghệ cải tiến, hiện đại, nuôi hữu cơ, nuôi tuần hoàn, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, bền vững. 

Công tác quản lý, bảo vệ chặt chẽ, giữ vững tỷ lệ che phủ, khai thác hợp lý, phát triển bền vững tài nguyên rừng. Chú trọng công tác phát triển rừng, các dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu, tái đầu tư cho phát triển lâm nghiệp.

Lê Hoa