Hệ thống giao thông
Có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường thủy và đường hàng không nối các tỉnh, là nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa 2 miền Nam, Bắc của đất nước. Thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa của vùng đến các tỉnh trong cả nước và hàng hóa, du lịch đi các nước trong khu vực, và quốc tế qua hệ thống cảng biển và ngược lại.
Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, trữ lượng lớn, sản lượng dồi dào, rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và VLXD, được tập trung vào các nhóm chính sau:
- Khoáng sản làm nhiên liệu: than bùn, than đá, đá vôi, đá trắng, cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng…
- Khoáng sản kim loại: sắt, chì, kẽm, vàng, bạc, đồng, ti tan, măng gan...
- Khoáng sản phi kim: đá vôi, đôlômít, sét gạch ngói, sét xi măng, kaolin, pegmatit, cát thuỷ tinh, cát xây dựng, phốtphorit...
- Khoáng sản nóng.
Trong đó khoáng sản có trữ lượng lớn vào hàng đầu các địa phương trong vùng là đá vôi xi măng, đá sét xi măng, đá xây dựng.
Tài nguyên biển
Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng, nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá nên vùng duyên hải miền Trung đã trở thành một trong các trung tâm du lịch biển lớn nhất của cả nước, đặc biệt là du lịch biển với rất nhiều bãi tắm nổi tiếng như bãi biển Lăng Cô, Nha Trang, Đà Nẵng...
Dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, lặn biển, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre (Khánh Hòa) là đảo lớn, quanh năm có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm, trong đó khu du lịch Hòn Ngọc Việt (Vinpearl Land) trên đảo Hòn Tre là khu du lịch, nghỉ mát sang trọng bậc nhất ở Việt Nam.
Về mặt sinh thái, vùng duyên hải miền Trung là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống biển có các vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ.
Trữ lượng hải sản thuộc vùng duyên hải miền Trung ước khoảng trên 1.300 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng cho phép hàng năm khai thác khoảng 650.000 – 700.000 tấn. Biển vùng duyên hải miền Trung còn có ý nghĩa với việc sản xuất muối do nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp.
Khu kinh tế, khu công nghiệp
- Khu kinh tế mở Chu Lai
- Khu kinh tế Dung Quất
- Khu kinh tế Hòn La
- Khu kinh tế của khẩu Cha Lo
- Khu Công nghiệp Tây bắc Đồng Hới
- Khu Công nghiệp Cảng Hòn La
- Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới
- Khu công nghiệp Quán Ngang
- Khu công nghiệp Nam Đông Hà
- Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
- Khu công nghiệp Phú Bài
- Khu công nghiệp tứ Hạ
- Khu công nghiệp Phong Điền
- Khu công nghiệp Phú Đa
- Khu công nghiệp La Sơn
- Khu công nghiệp Quảng Vinh
- Khu công nghiệp Thủy sản Đà Nẵng
- Khu công nghiệp Đà Nẵng
- Khu công nghiệp Hòa Cẩm
- Khu công nghiệp Hòa Khánh
- Khu công nghiệp Liên Chiểu
- Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
- Khu công nghiệp Thuận Yên
- Khu công nghiệp Trảng Nhật
- Khu công nghiệp Đại Hiệp
- Khu công nghiệp Đông Quế Sơn
- Khu công nghiệp Đông Thăng Bình
- Khu công nghiệp Tây An
- Khu công nghiệp Bắc Chu Lai
- Khu công nghiệp Nông Sơn
- Khu công nghiệp Quảng Phú
- Khu công nghiệp Tịnh Phong
- Khu công nghiệp Phổ Phong
- Khu công nghiệp Nhơn Hội
- Khu công nghiệp Nhơn Hoà
- Khu công nghiệp Hoà Hội
- Khu công nghiệp Cát Khánh
- Khu công nghiệp Cát Trinh
- Khu công nghiệp Bồng Sơn
- Khu công nghiệp Bình Nghi - Nhơn Tân
- Khu công nghiệp Hòa Hiệp I
- Khu công nghiệp An Phú I
- Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu I
- Khu công nghiệp Suối Dầu
- Khu công nghiệp Ninh Thủy
- Khu công nghiệp Vạn Thắng
- Khu công nghiệp Bắc Cam Ranh
- Khu công nghiệp Nam Cam Ranh
Hiện vùng Duyên hải miền Trung đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy các dự án tại các Khu kinh tế - Khu công nghiệp trên địa bàn.
  • Tags: