Họp báo của Giám đốc cơ quan quốc gia thực hiện công ước cấm vũ khí hoá học và Tổng giám đốc tổ chức công ước cấm vũ khí hoá học

Chiều 26/9/2006, tại Hà Nội, Giám đốc cơ quan Quốc gia thực hiện công ước cấm vũ khí hoá học (VNA), Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Đỗ Hữu Hào và Tổng giám đốc Tổ chức công ước cấm vũ khí hóa học (OPCW), ôn

Từ 30/10/1998, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và được sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong thành phần của Cơ quan quốc gia Việt Nam, mà đầu mối là Bộ Công nghiệp, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ và mục tiêu của Công ước.

 Tổng Giám đốc OPCW đã đánh giá cao vai trò và sự hợp tác của Việt Nam trong việc đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực và thế giới. Trả lời các phóng viên báo chí, ông Rogelio Pfirter cho biết: Việt Nam có thể tạo ảnh hưởng của mình với các nước thuộc khu vực ASEAN, vì hiện nay, trong khối này vẫn còn Mianmar chưa phê chuẩn Công ước. OPCW sẽ tiếp tục giúp các cơ quan chức năng của Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm để xét nghiệm các loại chất độc hoá học, cũng như góp phần đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tiếp đó, ông Rogelio Pfirter đã đến chào xã giao Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải. Bộ trưởng đã bày tỏ mối quan tâm của Việt Nam đối với vấn đề kiểm chứng công nghiệp theo Điều VI của Công ước. Bộ trưởng cho rằng, việc thanh sát phải được xem xét và quyết định căn cứ mức độ rủi ro do hoá chất gây ra và mong muốn sớm có quyết định phù hợp về việc lựa chọn địa điểm thanh sát đảm bảo, khách quan, cân bằng và công bằng giữa các nước thành viên.