Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại được thành lập từ năm 1998, luôn tự hào là một địa chỉ đào tạo uy tín về các ngành Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Đội ngũ giảng viên của Khoa hiện có 03 PGS, 17 Tiến sỹ và nhiều Thạc sỹ được đào tạo tại các cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước. Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại luôn đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành tốt và vượt mức kế hoạch được giao, đặc biệt là ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Là đơn vị dẫn đầu xu hướng kết nối - song hành cùng các đối tác doanh nghiệp trên con đường đào tạo nguồn nhân lực, hiện nay, mạng lưới đối tác của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại đã lên đến con số hơn 20 doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, thuộc đa dạng các lĩnh vực. Trong đó có các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu như Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội - Viettel, Tập đoàn FPT, DHL, Honda,…
Năm 2022, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại vinh dự được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội chứng nhận chất lượng đào tạo top đầu các trường đại học thuộc khối ngành Kinh tế của Việt Nam, tiệm cận chất lượng quốc tế và gắn liền với thực tiễn.
Năm học 2023 - 2024, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại tuyển sinh 04 Chương trình đào tạo (trong đó có 03 chương trình chuẩn và 01 chương trình chất lượng cao), thuộc 03 ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
1. Ngành Kinh doanh quốc tế: chuyên ngành Thương mại quốc tế (Chương trình chuẩn)
- Tên chuyên ngành: Thương mại quốc tế
- Ngành: Kinh doanh quốc tế
- Mã trường: TMU; Mã xét tuyển: TM11
- Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
Điểm chuẩn 2 năm gần nhất: 27.10 (2021); 26.60 (2022)
Chuyên ngành Thương mại quốc tế (ngành Kinh doanh quốc tế) đào tạo cử nhân Kinh doanh quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, cung cấp cho học viên một nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như logistics và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp,...
Cơ hội việc làm: Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế; Bộ phận phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu; Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu; Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu; Bộ phận thương vụ tại các cơ quan đại diện ngoại giao trong và ngoài nước; Bộ phận hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch và quản lý hoạt động kinh tế quốc tế và quản lý các dự án của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận; Bộ phận quản lý và tư vấn xúc tiến đầu tư tại các tổ chức; Các bộ phận có liên quan trong ngành hải quan; Các bộ phận liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các loại hình doanh nghiệp thương mại
2. Ngành Kinh doanh quốc tế: chuyên ngành Thương mại quốc tế (Chương trình chất lượng cao)
- Tên chuyên ngành: Thương mại quốc tế
- Ngành: Kinh doanh quốc tế (Chương trình đào tạo chất lượng cao)
- Mã trường: TMU; Mã xét tuyển: TM36
- Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
Năm 2023, chương trình đào tạo chất lượng cao chuyên ngành Thương mại quốc tế lần đầu tiên tuyể sinh, hứa hẹn mang lại trải nghiệm học tập hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học về các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu.
Chương trình được xây dựng trên cơ sở đối sánh với chương trình đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới: Đại học Liverpool và Đại học York St John (Vương quốc Anh), Đại học California và Đại học Ohio (Mỹ), Đại học
Auckland (New Zealand).
Chương trình đạo tạo chất lượng cao chuyên ngành Thương mại quốc tế của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại được ứng dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cập nhật về ngành thương mại quốc tế; 50% chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh; Đội ngũ giảng viên tâm huyết, được đào tạo bài bản ở các nước phát triển: Anh, Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc; Trải nghiệm thực tế đa dạng tại các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, tần suất 1 chuyến/tuần, với tôn chỉ thực học - thực hành - thực nghiệp; Cơ hội học tập bậc cao tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, với nhiều đối tác uy tín hàng đầu như Đại học Deakin, Đại học Macquarie và Đại học Tasmania (Australia).
3. Ngành Kinh tế quốc tế (Chương trình chuẩn)
- Tên chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
- Mã trường: TMU; Mã xét tuyển: TM12
- Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
- Điểm chuẩn các năm gần đây: 26.95 (2021); 26.50 (2022)
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế là ngành học đào tạo và nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, nói cách khác nó nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia nhằm đạt được lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Học Kinh tế quốc tế sinh viên nghiên cứu lý luận về Quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích, hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam, ...
4. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Chương trình chuẩn)
- Tên chuyên ngành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Mã trường: TMU; Mã xét tuyển: TM06
- Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
- Điểm chuẩn các năm gần đây: 27.4 (2021); 27.00 (2022)
Xét trên góc độ thị trường, Logistics là một mắt xích vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia. Hoạt động logistics giúp hàng hoá đến được tay người tiêu dùng và đảm bảo kịp thời nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Khi nền kinh tế quốc gia hội nhập càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, logistics sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn đồng nghĩa với việc vô vàn cơ hội việc làm sẽ mở ra với các bạn sinh viên.
Cơ hội việc làm: Các bộ phận có liên quan đến hoạt động logistics và chuỗi cung ứng của các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành và địa phương; Các bộ phận của ngành hải quan có liên quan về giao nhận vận tải; làm việc ở các doanh nghiệp/tổ chức cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp/tổ chức có sử dụng dịch vụ hay hoạt động logistics trong nước và quốc tế; Các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng; Các cơ quan nghiên cứu , đào tạo về logistic và quản trị chuỗi cung ứng.