- Nâng cao trình độ và năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - công nghệ quốc gia và quốc tế vào sản xuất và quản lý. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng công tác điều tra cơ bản. Hình thành và phát triển quĩ khoa học và công nghệ, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại.
- Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tương đương với trình độ khu vực trong các lĩnh vực: Bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại, năng lượng, quốc phòng và an ninh.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất nông, lâm, thủy sản, y dược và bảo vệ môi trường. Ứng dụng công nghệ tích hợp, công nghệ điều khiển số trong các ngành sản xuất công nghiệp. Hoạt động khoa học công nghệ cần tập trung giải quyết tốt công tác cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng và gia súc, gia cầm. Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng đàn gia súc gia cầm, phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên toàn vùng. Đổi mới thiết bị, ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong vùng.
- Xây dựng và phát triển công nghệ thông tin thành một hoạt động phổ cập trong toàn xã hội. Thực hiện thành công chương trình Chính phủ điện tử, xây dựng được môi trường thông tin điện tử cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, trường học và toàn xã hội. Phát triển công nghệ thông tin thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Xây dựng các giải pháp để khai thác an toàn, có hiệu quả các dạng năng lượng truyền thống như than, thủy điện ở các huyện miền núi. Khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sơ chế qui mô nhỏ và vừa, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến tiên tiến nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, thực phẩm của một số sản phẩm có lợi thế xuất khẩu của tỉnh như: Cao su, thủy sản, các sản phẩm thịt, rau, quả.
- Phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu công nghiệp, tư vấn và chuyển giao công nghệ. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ nhằm đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
- Xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ, đầu tư trang thiết bị phân tích – thử nghiệm kiểm định để từng bước đáp ứng hạ tầng phát triển tiềm lực về khoa học và công nghệ.
- Khai thác và sử dụng tài nguyên nhất là tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước một cách hợp lý. Trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đô thị, trong nhập khẩu thiết bị công nghệ cần thực hiện tốt việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành. Coi trọng công tác truyền thông giáo dục và xã hội hóa việc bảo vệ môi trường. Áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Tăng cường công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại các đô thị, khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp tập trung và khu du lịch.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao, không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học.
- Thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch". Thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy trình quy hoạch, kế hoạch hóa sự phát triển ở mọi cấp. Ban hành quy định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống tự giám sát về môi trường.

  • Tags: