Mô hình sản xuất cao mềm Atiso tại Sa Pa

Cây Atiso có tên khoa học là Cynara Scolynus Lour do người Pháp đưa vào Việt Nam và được trồng nhiều tại nơi có khí hậu ôn đới như: Đà Lạt (Lâm Đồng); Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát (Lào Cai); Tam Đảo (Vĩnh P
Huyện Sa Pa hiện có trên 20ha trồng cây Atiso, theo quy hoạch đến năm 2015 diện tích là 100ha.. Hiện nay cây Atiso đang được trồng thử nghiệm tại huyện Bát Xát, Bắc Hà, Simacai rất phù hợp khí hậu và cho năng suất cao. Năm 2012, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Lào Cai (TTKC) phối hợp với Công ty CP Traphaco Sa Pa xây dựng Đề án “Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất cao mềm Atiso”, công suất 23.000 tấn/năm, nhằm nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh như Bắc Hà, Bát Xát,... Đồng thời, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc khai thác và chế biến các sản phẩm thảo dược, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tăng thu ngân sách, tăng lợi nhuận Công ty, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương. 

Để mở rộng mô hình sản xuất cây Atiso nói riêng và cây dược liệu nói chung ở Lào Cai, năm 2013 và những năm tiếp theo, TTKC Lào Cai tăng cường tham mưu, phối hợp với các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh xây dựng các Chương trình, Đề án khuyến công trình Bộ Công Thương, UBND tỉnh Lào Cai xem xét phê duyệt hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, khuyến khích đẩy mạnh và phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khuyến công trên địa bàn toàn tỉnh. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất CN-TTCN và giữ mức tăng trưởng ổn định, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn ở Lào Cai.