Nậm Nghẹp rực rỡ mùa hoa sơn tra

Những ngày này, khi sắc hoa sơn tra phủ trắng núi đồi cũng là thời điểm bà con xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đón du khách mọi nơi tìm về đây để hòa mình vào không khí ngày hội hoa sơn tra.

Cách trung tâm xã Ngọc Chiến khoảng 12 km là bản Nậm Nghẹp - thủ phủ của cây sơn tra. Vài năm trở lại đây, hoa sơn tra Nậm Nghẹp được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nên cứ độ tháng 3 dương lịch, du khách đến Nậm Nghẹp ngày càng đông để ngắm sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra. Vào dịp cuối tuần, bản Nậm Nghẹp đón hàng nghìn du khách đến ngắm cảnh, chụp hình với hoa sơn tra, giúp bà con trong bản có thêm thu nhập. Mỗi chuyến xe máy lên bản, cả đi và về là 300 nghìn đồng.

Vài năm trở lại đây, cứ độ tháng 3 dương lịch, du khách khắp nơi lại đến Nậm Nghẹp ngày càng đông để ngắm sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra
Vài năm trở lại đây, cứ độ tháng 3 dương lịch, du khách khắp nơi lại đến Nậm Nghẹp ngày càng đông để ngắm sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra
Cứ mội độ tháng 3 dương lịch, bản Nậm Nghẹp lại được phủ trắng bởi những bông hoa sơn tra trắng tinh khôi

Với độ cao trung bình 2.400 mét, bản Nậm Nghẹp có khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh sắc hùng vĩ, Nậm Nghẹp được ví như “Miền cổ tích”, là nơi thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước.

Vài năm trở lại đây, cứ độ tháng 3 dương lịch, du khách khắp nơi lại đến Nậm Nghẹp ngày càng đông để ngắm sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra
Vài năm trở lại đây, cứ độ tháng 3 dương lịch, du khách khắp nơi lại đến Nậm Nghẹp ngày càng đông để ngắm sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra
Bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La được ví là “thủ phủ” của những cây sơn tra hàng trăm năm.

Tại nơi có rừng sơn tra lớn nhất Việt Nam này, rất nhiều cây sơn tra cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cứ mỗi độ Xuân về lại khoe sắc trắng tinh khôi, trải khắp trên các sườn núi, bao quanh bản làng, tạo nên cảnh sắc vô cùng nên thơ.

Bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La được ví là “thủ phủ” của những cây sơn tra hàng trăm năm.
Cứ mỗi độ xuân về, hoa sơn tra lại khoe sắc trắng tinh khôi, trải khắp trên các sườn núi

Hoa sơn tra còn được biết đến với tên gọi khác là hoa của cây táo mèo. Hoa sơn tra khi bung nở nhìn rõ 5 cánh hoa với nhụy hoa từ màu vàng dần ngả sang màu nâu đất vươn ra đón nắng gió xuân khoe nở tỏa hương thơm ngát. Từ cuối tháng Hai hoa sơn tra bắt đầu hé nụ. Đến khoảng giữa tháng Ba, những cây sơn tra ở Nậm Nghẹp sẽ đồng loạt bung nở, khiến cả bản làng như bừng sáng khiến cho du khách đến nơi đây càng thêm say mê, xao xuyến.

hoa sơn tra
hoa sơn tra
hoa sơn tra
Hoa sơn tra còn được biết đến với tên gọi khác là hoa của cây táo mèo. Hoa sơn tra nở theo chùm như hoa mận, hoa có 5 cánh nhụy vàng, màu không trắng muốt như mận, mơ và lê mà hơi trắng ngà. 

Nếu như hoa ban thể hiện sự thanh cao, chân thành với một tình yêu thủy chung, gắn bó của đồng bào dân tộc Thái, thì hoa sơn tra lại hiện hữu nét dung dị, mộc mạc, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào dân tộc Mông. Vẻ đẹp của hoa sơn tra cũng được ví như thiếu nữ Mông miền sơn cước, tự nhiên, bình dị, tràn đầy sức sống.

hoa sơn tra
hoa sơn tra
 Hoa sơn tra lại hiện hữu nét dung dị, mộc mạc, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào dân tộc Mông

Đi bộ dưới những tán hoa sơn tra, tận hưởng bầu không khí trong trẻo nơi rẻo cao Tây Bắc, hay ngắm nhìn những nếp nhà truyền thống, những thiếu nữ địa phương trong bộ trang phục sắc màu chắc chắn sẽ mang đến cho những tâm hồn “mộng mơ” cảm giác bình yên, thư thái đến lạ kỳ.

hoa sơn tra

Những bông hoa sơn tra mang sắc trắng tinh khôi thuần khiết, những cánh rừng sơn tra phủ khắp núi đồi đã tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn và đặc biệt, tô điểm thêm cho bức tranh vừa hùng vĩ, nên thơ, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của bản Nậm Nghẹp.

hoa sơn tra
Quả cây sơn tra được ứng dụng nhiều trong đời sống, nên cây sơn tra còn là cây có giá trị kinh tế, giúp đồng bào Mông xóa đói giảm nghèo

Trước đây, bà con ở Nậm Nghẹp trồng cây sơn tra với mục đích phủ xanh đất trống đồi trọc. Sau này, quả cây sơn tra được ứng dụng nhiều trong đời sống, nên cây sơn tra còn là cây có giá trị kinh tế, giúp đồng bào Mông xóa đói giảm nghèo. Quả sơn tra tươi được dùng để ngâm rượu thành rượu táo mèo, ngâm đường thành thứ nước uống ngon. Ngoài ra, quả sơn tra còn được chế biến thành mứt, nước ngọt đóng chai, làm thành dấm táo…

Tại lễ khai mạc Ngày hội hoa sơn tra huyện Mường La, Sơn La ngày 9/3/2024, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác nhận xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La là nơi có rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam. Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, đến cuối năm 2023, xã Ngọc Chiến có 2.565 hec-ta cây sơn tra, trong đó có hơn 1.400 hec-ta đã cho hoa, quả.

Nguyên Vỵ t/h