Tổng quan thị trường Châu Á

Khái quát: Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người,

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. 

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. 

Như đã nói trên, châu Á là một bộ phận khu vực của đại lục Á-Âu. Để phân chia xa hơn nữa dựa theo thuật ngữ này, xem Bắc đại lục Á-Âu và Trung đại lục Á-Âu. 

Một số quốc gia châu Á kéo dài ra ngoài châu Á. Xem Nước hai lục địa để có thêm chi tiết về các trường hợp đường ranh giới giữa châu Á và châu Âu, châu Á và châu Phi cũng như giữa châu Á và châu Đại Dương (châu Úc). 

Về Kinh tế 

Là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác. 

Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Cambodia là một trong những nước nghèo nhất. 

Theo sức mua tương đương, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tư trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thư 10 trên thế giới tinhs theo GDP danh nghĩa. Hàn Quốc được hi vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn hơn Pháp vào năm 2020. 

Về vị trí địa lý 

Châu Á, khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm cực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga ở vĩ tuyến 77°44' Bắc. Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến 1°16' Bắc. Từ Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức là khoảng 8500km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở tọa độ 26°4' Đông, và điểm cực Đông là mũi Dezhnev trên bán đảo Chukostki thuộc Nga ở kinh tuyến 169°40' Đông[7]. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận 81°13' trên đảo Komsomolets thuộc Liên bang Nga, còn điểm cực Nam xuống tới tận đảo Dana thuộc Indonesia.Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200km 

Về hình dạng, nếu so với các châu lục khác trên thế giới thì đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Trừ phía Tây của đại lục Á-Âu tức châu Âu được kéo dài ra tựa như một bán đảo lớn thì phần phía Đông lục địa, trái lại là một khối khổng lồ. Ở phần này đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh biển, nhiều bán đảo lớn song do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang như vậy xem ra không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối điển hình, nhất là các bộ phận nằm giữa vĩ tuyến 20° Bắc và 70° Bắc, làm cho các vùng trung tâm của lục địa như Trung Á và Nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi đến 2500 km. Những điều kiện về vị trí địa lý như vậy đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên trên châu lục. 

Về mặt giới hạn,châu á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục và ba đại dương, châu Á nằm giữa 4 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đông Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở phía Đông Bắc. Trong 4 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Suez (đã bị cắt đứt bởi kênh đào Suez), còn các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đại dương, ven theo bờ lục địa thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán đảo, đảo và quần đảo. 

Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương. Dọc theo bờ có các biển như Laptev, Chuckchi. Hầu hết đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không quá 300 m. Bắc Băng Dương nằm trên các vĩ độ cực và cận cực nên thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày, tựa như một sân trượt băng khổng lồ. Điều kiện đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên cũng như đời sống và hoạt động kinh tế của con người ở phần phía Bắc châu lục. 

- Phía Đông châu Á giáp với Thái Bình Dương. Dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương, đáy biển có cấu trúc rất phức tạp, tạo thành nhiều biển, phân cách với đại dương bởi nhiều đảo, chuỗi đảo hình vòng cung. Các biển quan trọng nhất là Bering, Okhotsk, Nhật Bản, Hoàng Hải và Hoa Đông. Các biển này phân cách với nhau và đại dương bởi các bán đảo Kamchatka, Triều Tiên, các quần đảo Aleutian, Kuril, Ryukyu cùng các đảo Sakhalin, Đài Loan... Dọc theo bờ Đông các vòng cung đảo của Đông Á là các vực biển hẹp và rất sâu như Kuril (10.549 m), Nhật Bản (9764 m), Marian (11.034 m), Ryukyu (7507 m) và Philipines (10.497 m)[7]... Tính chất phức tạp của bờ Tây Thái Bình Dương có liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển dịch, xô húc của các mảng Thái Bình Dương với mảng Á-Âu và các mảng khác. 

- Phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có một hệ thống gồm các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ với nhau rất phức tạp. Đó là khu vực Đông Nam Á. Thuộc khu vực này gồm các bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Quần đảo Mã Lai rất rộng, có số lượng đảo lớn nhất thế giới. Trong số hơn 2 vạn hòn đảo lớn nhỏ có 6 đảo lớn nhất, đó là Borneo (ở Malaysia gọi là Kalimantan), Sumatra, Java, Sulawesi, Luzon và Mindanao. Nằm giữa các đảo nói trên có nhiều biển lớn và quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là biển Đông (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa), biển Java, biển Sulu, biển Sulawesi, biển Banda... Biển Đông là biển lớn nhất, cấu tạo của đáy biển khá phức tạp: vùng biển phía Đông đường kinh tuyến 110° Đông nhìn chung là vùng biển sâu hơn 4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những đảo san hô nằm trong vùng biển này. Vùng biển đường kinh tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục địa nông, thường không quá 100m. Biển Đông được nối với biển Java qua một eo biển rộng là Karimata nằm giữa đảo Borneo và Billiton thuộc Indonesia. 

- Phía Nam châu Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị chia cắt mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Indostan (Ấn Độ) và Ả Rập. Nằm giữa các bán đảo đó là các biển và vịnh biển lớn như biển Andaman, biển Ả Rập, vịnh Bengal, vịnh Ba Tư... 

- Phía Tây châu Á tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương. Đây là con đường biển quốc tế nối liền Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương nên có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế và chính trị. 

Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm ranh giới tự nhiên cho châu lục mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, sự có mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu Á khổng lồ đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng trên châu Á hơn bất kỳ một châu lục nào khác trên thế giới. 

Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác. 

Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Cambodia là một trong những nước nghèo nhất. 

Theo sức mua tương đương, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tư trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thư 10 trên thế giới tinhs theo GDP danh nghĩa. Hàn Quốc được hi vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn hơn Pháp vào năm 2020. 

Về địa hình 

Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

- Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 

- Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

- Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 

- Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 

- Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
- Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 

- Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 

- Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 

- Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 

- Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 

Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người. 

Khoáng sản 

Khoáng sản của châu Á tuy chưa được khai thác đầy đủ song rất phong phú và có số lượng lớn. Các loại có trữ lượng đáng kể là dầu mỏ, than, sắt, các kim loại màu như đồng, chì, thiếc và bôxit. Về nguồn gốc hình thành và sự phân bố của chúng rất phức tạp nhưng nhìn chung trong mỗi đới kiến tạo tập trung một số loại khoáng sản chính. Riêng các mỏ dầu và khí đốt thường phân bố trong các miền bị lún xuống, được bồi trầm tích dày thuộc các miền võng trên nền, trước núi hoặc các vùng thềm lục địa. Sự phân bố các khoáng sản chính có thể phân biệt như sau 

- Các khu vực nền cổ là nơi tập trung nhiều sắt, mangan, bôxit, vàng và một số kim loại quý hiếm. Ví dụ: các mỏ sắt lớn ở Ấn Độ, Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Trung Siberi và vùng nền Nga. Ở Ấn Độ ngoài sắt còn có mangan với hàm lượng cao và trữ lượng đứng đầu thế giới, vàng, kim cương; Ở Trung Quốc và Trung Siberi có nhiều vônfram, kim cương, vàng, bôxit... 

- Đới uốn nếp Cổ sinh có nhiều kim loại màu như đồng, chì, thiếc, kẽm. Các loại này có nhiều ở Kazakhstan và vùng núi Nam Siberi. 

- Đới uốn nếp Trung sinh có thiếc là kim khoáng quan trọng nhất. Thiếc thường kèm theo vônfram hoặc chì, kẽm, vàng. Các vùng có nhiều thiếc nhất là vùng núi Đông Siberi và vùng Đông Nam Á. Thiếc ở Đông Nam Á tập trung trong một dải kéo dài từ cao nguyên Vân Quý qua bán đảo Trung Ấn đến các đảo Bangka và Billiton thuộc Indonesia. Thiếc ở đây chiếm tới 70% trữ lượng thế giới. Giờ đây, sản lượng khai thác thiếc của Trung Quốc, Indonesia và Malaysia đang đứng hàng hai, ba, tư thế giới sau Brasil. 

- Đới uốn nếp Tân sinh chưa được nghiên cứu đầy đủ song người ta thấy có nhiều khoáng sản khác nhau như đồng, chì, kẽm, bôxit và sau đó là sắt, mangan và thủy ngân. Ngoài ra, ở Tiểu Á và Iran còn có nhiều crôm và môlípđen. 

Các khoáng sản năng lượng như than đá, dầu mỏ và khí đốt phân bố ở nhiều đới khác nhau, nhưng nhiều nhất vẫn là trong đới uốn nếp Cổ sinh và các miền võng trước núi thuộc đới uốn nếp Tân sinh và trên các nền cổ. Các vùng than có trữ lượng lớn gọi là bồn địa than, có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ và Trung Siberi thuộc Nga. Các mỏ dầu và khí đốt tập trung nhiều ở đồng bằng Tây Siberi, vùng Trung Á, đảo Sakhalin và Nhật Bản. Ở Trung Quốc, dầu khí tập trung ở các vùng bồn địa Tarim, Xaidam, Dungari, Tứ Xuyên và cao nguyên Gobi... Ở thềm lục địa phía Nam Biển Đông, ở Indonesia, Myanma và đồng bằng Ấn-Hằng, vùng đồng bằng Lưỡng Hà và ven vịnh Ba Tư là những nơi có trữ lượng dầu thuộc hàng lớn nhất châu Á. 

Về khí hậu 

Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến xích đạo nên lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên Bắc. Ở các vĩ độ phía Nam, tổng lượng bức xạ hằng năm cao, thay đổi từ 120-180 kcal/cm², trong đó vùng Tây Nam Á đạt cao nhất, từ 180-220 kcal/cm². Ở các vĩ độ trung bình từ 100-120 kcal/cm², còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm². Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc. 

Hình dạng và kích thước 

Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địa quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp. Mặt khác, điều kiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại dương xung quanh theo mùa, làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục. Có thể nói châu Á là châu lục duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. 

Thủy văn 

Đặc điểm chung về sông ngòi 

Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn đó là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy. 

Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều. Ở các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Ả Rập thì mang lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy. Ở châu Á, lưu vực nội lưu[9] chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km², bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục.

  • Tags: