Phân lân Văn Điển: Nâng chất cho nông sản Việt

Việt Nam vốn là quốc gia mạnh về nông sản với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao hàng năm. Việc sử dụng đúng loại phân bón sẽ giúp cho nông sản Việt Nam nâng cao chất lượng và giá trị.

Phân bón có vai trò đặc biệt trong nâng cao giá trị nông sản

Với địa hình trải dài khắp cả nước và nhiều hình thái thời tiết khác nhau, Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất nhiều loại nông sản có giá trị. Tuy nhiên, do sở hữu nhiều hình thái thời tiết khác nhau, nhiều địa hình khác nhau nên không phải địa phương, khu vực nào cũng thực sự thuận lợi cho canh tác và trồng trọt.

Đơn cử, chè là cây được trồng từ lâu ở những vùng núi phía Bắc, thích hợp trên đất có nhiều mùn, độ dày tầng đất từ 60cm trở lên, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước và đầy đủ dinh dưỡng trung - vi lượng.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, đặc biệt các chất trung - vi lượng có vai trò rất quan trọng đến năng suất và chất lượng chè. Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất, bà con nhiều nơi chưa biết bồi dục đất nên vô tình làm thoái hóa đất và nghèo kiệt dinh dưỡng, ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng chè.

Trong một báo cáo nghiên cứu đánh giá về đất trồng chè và tình hình sản xuất chè Thái Nguyên gần đây cho thấy: “Năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây không tăng mà còn có xu thế giảm mạnh (khoảng 10%,  xảy ra trên cả các xóm có trình độ thâm canh chè cao như Hồng Thái II, Soi Vàng…), búp chè bị cứng nên khi sao sấy tạo ra nhiều chè thương phẩm loại B, hương chè không còn mùi “cốm” đặc trưng của chè Tân Cương nữa, do các hợp chất phenol và vòng nhân benzen thơm mất đến 22-27%. Vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt nữa vì hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều khi bị vẩn đục…” .

Để bổ sung dinh dưỡng cho cây chè trong điều kiện ấy, cách thuận tiện nhất là bón phân cho chè. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường phân bón có nhiều chủng loại như hiện nay, có thể nông dân gặp khó khi chọn phân phù hợp nhất cho cây chè và đất địa phương.

Hoặc với cây ngô, ở Việt Nam, ngô là cây lương thực xếp thứ 2 sau cây lúa. Ngô không chỉ  là cây trồng dễ tính, có tiềm năng năng suất cao, mà sản phẩm có giá trị sử dụng cao: Hạt ngô là lương thực, thực phẩm, làm thức ăn chăn nuôi, còn thân cây ngô là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay.

Vốn là cây trồng ưa ấm và sinh trưởng mạnh, cây ngô có thể được gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, các tỉnh khu vực phía Bắc thời tiết diễn biến phức tạp: Mùa hè, mùa thu hay gặp gió lớn, mưa to gây ngập úng hoặc đổ gãy làm mất năng suất ngô. Mùa đông và xuân sớm hay gặp rét đậm, rét hại làm ngô sinh trưởng kém, thậm chí bị chết rét hoặc bị lép hạt. Trong năm, chỉ gieo trồng ngô vụ đông sớm là an toàn hơn và dễ thâm canh, cho năng suất, chất lượng cao hơn.

Do bộ rễ phát triển rất mạnh, đặc biệt bộ rễ ngang và rễ chân kiềng rất khỏe, nên cây ngô không những không kén đất mà còn có thể thâm canh bằng những phương pháp canh tác đơn giản như: Gieo hạt trực tiếp, gieo ngô gốc rạ, trồng ngô mạ, thậm chí không phải xới xáo, chỉ cần vun đất lấp kín phân là xong.

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón, cây ngô cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng mới khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao. Trong đó, các chất đa lượng: Đạm, lân, kali (NPK) thì cây ngô cần khá nhiều. Nếu thiếu đa lượng, cây yếu còi cọc, thân lá phát triển không cân đối, ít hạt, bắp đuôi chuột, mẫu mã  kém, năng suất thấp. Các chất dinh dưỡng trung lượng gồm: Vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S) là những chất thiết yếu đối với cây ngô.

Chất vôi có tác dụng khử chua, khử độc cho đất, cung cấp canxi cho cây tạo điều kiện cho bộ rễ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác. Nếu thiếu vôi, thân lá vàng úa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Chất magie và lưu huỳnh có vai trò đặc biệt giúp cây ngô tăng hiệu suất quang hợp, khắc phục sự thiếu giờ nắng trong những ngày âm u lạnh giá của mùa đông để tạo năng suất cao. Chất silic không thể thiếu với các loại cây có lớp lông ở thân và bẹ lá như ngô. Silic có vai trò kết cấu thành mạch vững chắc để chống lại sự xâm nhiễm của các loại sâu bệnh và hạn chế lượng nước bốc hơi nâng cao sức chịu hạn, chống đổ ngã cho cây trồng.

Các chất dinh dưỡng vi lượng gồm kẽm, bo, sắt, mangan, coban, đồng là những chất tham gia cấu tạo nên các Co-enzyme giúp tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong hạt, quyết định chất lượng và hương vị của hạt ngô, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng.

cay ngo

Chìa khóa nâng cao chất lượng nông sản

Qua thực tế nhiều năm hướng dẫn sử dụng phân bón, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh đưa ra nhận xét: Trên thị trường phân bón hiện nay, phân bón Văn Điển với công nghệ nung chảy có nhiều ưu điểm nhất, đảm bảo cung cấp thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng, đặc biệt cho sản xuất chè, ngô chất lượng cao.

Có một điểm đặc biệt, cũng là ưu điểm của phân bón Văn Điển mà nhà nông cần ghi nhớ: Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây trồng có “của để dành” để “ăn” dần trong suốt vụ.

Qua thực tế sử dụng phân bón cho cây chè từ hàng chục năm qua ở nhiều vùng trồng chè nổi tiếng trong cả nước, phân lân nung chảy Văn Điển và các dạng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã được người trồng chè tín nhiệm và lựa chọn hàng đầu. Lý do là phân bón Văn Điển đã cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa – trung – vi lượng.

Do đó, khi bón cho cây chè sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối về bộ rễ, thân lá; giúp cho búp chè lên đều và nhiều búp, búp to, chè ít sâu bệnh; khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85- 4,2kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được nâng cao, tăng  chất lượng, giá trị cây chè Việt Nam.

Hoặc khi bón cho cây ngô vụ đông bằng phân chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây ngô mà các loại phân bón NPK thông thường không có. Bón phân chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây ngô đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt với cây ngô vụ Đông ở khu vực các tỉnh phía Bắc.

Theo quan niệm mới, sản xuất nông nghiệp sạch là không được dùng thái quá hóa chất tổng hợp như phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, vật liệu biến đổi gen… mà là ưu tiên sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên… là công nghệ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cân đối của cây trồng, vừa duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa không để lại dư lượng độc hại trong nông sản, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Vì vậy, có thể nói rằng, phân bón Văn Điển đang góp phần âm thầm củng cố, xây dựng các thương hiệu nông sản của nước ta từng bước vươn tầm quốc tế.

 

Việt Hà