Phát triển sản phẩm quốc gia cần gắn kết với vùng miền

Khi đến một địa danh, vùng miền nào, chúng ta đều nhớ tới những cảnh vật, đặc sản nơi đó. Sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT), những đại diện của ngành công nghiệp mỗi địa phương bước đầu cũng đã tạ

Tuy nhiên, cũng thấy rằng các sản phẩm này hầu hết chưa có đầu ra ổn định, vì vậy, nhằm tôn vinh và thúc đẩy phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các ngành Công Thương khối địa phương chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 35/2010/TT-BCT ngày 12/11/2010 quy định về việc bình chọn sản phẩm CNNT (Thông tư 35). 

Đặc trưng của sản phẩm CNNT là những sản phẩm mang tính thủ công, sản xuất thường mang tính nhỏ lẻ (hộ gia đình, hợp tác xã). Tôn vinh sản phẩm CNNT tiêu biểu là hoạt động mang ý nghĩa lớn trong việc tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Vì vậy, hầu hết các địa phương đều cho rằng, để có chỗ đứng trên thị trường nội, ngoại thì việc phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu cũng cần cơ chế khuyến khích và có định hướng cho việc phát triển sản phẩm quốc gia gắn kết với vùng miền. 

Sau 02 năm ban hành Thông tư 35, tháng 6/2012, Cục Công nghiệp địa phương- Bộ Công Thương đã tổ chức bình chọn và tôn vinh sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên tại Phú Yên. Đây cũng là lần đầu tiên, những người sản xuất công nghiệp ở nông thôn khu vực miền Trung – Tây Nguyên được vinh danh. Trong đêm khai mạc, có 50 trong số 103 sản phẩm tham gia bình chọn của 10/15 tỉnh, thành phố của khu vực Miền Trung- Tây Nguyên được tôn vinh. Theo đánh giá của Ban tổ chức, các sản phẩm tham gia bình chọn khá đa dạng, phong phú và có chất lượng; tập trung nhiều ở 2 nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ và chế biến nông - lâm - thủy sản và đồ uống. Đó là những sản phẩm xuất sắc, đặc trưng mang màu sắc, tâm hồn của đất và người như: sản phẩm gỗ mỹ nghệ, tranh hoa tươi, hoa khô, cà phê, trà, rượu,v.v... Tất cả các sản phẩm CNNTTB có mặt trong cuộc bình chọn này đều có một ý nghĩa hết sức quan trọng với những người dân từng địa phương. Nó là sự sáng tạo, mang tính thẩm mỹ cao, có giá trị sử dụng, giá trị thực tế, gần gũi với cuộc sống hàng ngày và được chế tác từ tâm huyết, tinh hoa của trong mỗi con người của mỗi địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 

Tiếp đến, trong khuôn khổ chương trình Hội chợ triển lãm hàng CNNTTB khu vực phía Nam đã diễn ra tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từ ngày 09/10 đến ngày 15/10/2012, do Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Cơng Thương Kieân Giang toå chöùc. Gaàn 130 saûn phaåm cuûa caùc ñịa phương trong khu vực được Hội đồng bình chọn và Ban Giám khảo thực hiện công tác bình chọn theo các quy định về thủ tục, trình tự và nguyên tắc như quy định tại Thông tư số 35/2010/TT-BCT và đã chọn được 71 sản phẩm đạt sản phẩm CNNTTB đại diện cho khu vực phía Nam, năm 2012. 

Và khu vực cuối cùng tổ chức bình chọn năm 2012 - khu vực phía Bắc, đã được Cục Công nghiệp địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức bình chọn tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đến tham gia bình chọn sản phẩm CNNTTB khu vực phía Bắc, có sự góp mặt của những sản phẩm nổi tiếng như: chè La Bằng, Tân Cương của Thái Nguyên; vải dệt thổ cẩm, tranh đá quý của Yên Bái; những sản phẩm mây tre đan của Nghệ An; chiếu cói Nga Sơn- Thanh Hoá… 

Phát triển sản phẩm CNNT là một trong nội dung hoạt động của công tác khuyến công quốc gia, nhằm phát hiện, tôn vinh và góp phần thúc đẩy cơ sở CNNT phát triển. Theo báo cáo của Cục CNÑP, giai ñoaïn 2005 – 2010, Cuïc CNĐP ña phối hợp với các Sở Công Thương tổ chức 8 hội chợ hàng CNNT tiêu biểu ở 3 khu vực, với số lượng trên 260 sản phẩm được bình chọn, trong số gần 600 sản phẩm đăng ký. Quy mô các hội chợ thu hút 350 – 450 gian hàng và từ 150 đến 200 doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh đó, các địa phương trên cả nước đã tổ chức 52 hội chợ triển lãm cấp tỉnh, huyện; hỗ trợ 4.625 cơ sở CNNT tham gia các hội chợ trong nước; và hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho 248 cơ sở CNNT. Kinh phí cho hoạt động này trong giai đoạn 2005 - 2010 là 27,475 tỷ đồng. Đặc biệt, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được các địa phương ưu tiên chú trọng nhất, bởi không những tạo việc làm mới mà còn nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn. Trong giai đoạn 2005 - 2010, các địa phương đã đào tạo được 401.255 lao động; nâng cao tay nghề cho 20.222 lao động nông thôn; đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp cho 634 người. Do các đề án gắn với nhu cầu của cơ sở CNNT nên hầu hết các lao động sau khi trải qua lớp đào tạo đều có việc làm ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Diện mạo khu vực nông thôn thay đổi. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Nam Hải cho rằng, các địa phương cần phải tập trung những sản phẩm chủ lực để xây dựng và phát triển. Theo Thứ trưởng Hải, việc tập trung vào một số sản phẩm CNNT chủ lực, có tầm vóc quốc gia này không có nghĩa là xem nhẹ các sản phẩm, các làng nghề còn lại mà đây là cách làm tập trung, thí điểm; từ đó sẽ lan tỏa sang các cơ sở CNNT, làng nghề khác. 

Phát biểu tại buổi Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng CNNTTB khu vực phía Bắc, Thứ trưởng Hải nhấn mạnh, các cơ sở CNNT có sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNTTB sẽ được ngành Công Thương, các tỉnh sẽ tạo điều kiện về kinh phí, đào tạo lao động, cải tiến kỹ thuật sản xuất và tạo điều kiện quảng bá thông tin, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây chính là động lực rất lớn cho các cơ sở sản xuất CNNT trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. 

Để sản phẩm CNNTTB sớm thực sự là nguồn hàng hóa có giá trị cao, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế thì cần hơn nữa việc đầu tư xây dựng những chính sách phù hợp cho việc phát triển thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, đồng thời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT cũng phải chủ động cập nhật thông tin, tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, học hỏi kỹ năng và kiến thức quản lý, mạnh dạn đầu tư để sản phẩm CNNTTB phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhất là việc xây dựng chương trình, kế hoạch, mối liên kết giữa các vùng miền để sản xuất ra những sản phẩm mang tầm vóc, thương hiệu quốc gia. Xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.