Sản xuất điện từ rác thải – Lời giải bài toán ô nhiễm môi trường cho Việt Nam

Trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng, do Tổng Cục Năng lượng – Bộ Công Thương và Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) cùng phối hợp triển khai dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tá

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Trọng Thực – Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo và Năng lượng mới, Tổng Cục Năng lượng cho biết, Việt Nam hiện có 93 triệu dân, mỗi ngày có gần 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, trong khi chúng ta chưa sử dụng triệt để nguồn tài nguyên này, biến nó thành năng lượng mà chỉ chôn lấp gây ảnh hưởng đến môi trường. Thực tế cho thấy, khó khăn nhất hiện nay là có nguồn cung rác ổn định và chất lượng cao. Do đó, ông Thực mong muốn các chủ đầu tư sẽ góp tiếng nói, để tìm ra giải pháp biến nguồn rác thải thành tài sản và nguồn lực phát triển xã hội. Đồng thời, mong muốn các chuyên gia đến từ GIZ có sự trao đổi sâu hơn với các đại biểu Việt Nam, để hỗ trợ công nghệ và quy trình cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây thực sự là thị trường đầy tiềm năng, là lời giải cho bài toán ô nhiễm môi trường từ rác thải mà Việt Nam đang phải đối mặt.

Về phía các chuyên gia Đức, ông Ingmar Stelter – Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công Thương/GIZ cho biết, ở châu Âu và cụ thể là Đức, tất cả các rác thải đều được tái chế, trong đó có tới 1/3 lượng rác được biến thành năng lượng. Với điều kiện hai nước khá tương đồng, ông Ingmar Stelter tin rằng, đây cũng sẽ là lựa chọn thích hợp cho Việt Nam. Có thể nhiều người sẽ so sánh việc sản xuất điện từ rác thải đắt hơn so phong điện, thủy điện và nhiệt điện. Điều này là đúng nếu chỉ nói đến điện sản xuất. Nhưng thực tế, lợi ích từ việc biến rác thải thành điện năng là việc chúng ta sẽ tiết kiệm được quĩ đất vốn đang khan hiếm để chôn lấp rác, chúng ta sẽ giải quyết được bài toán về môi trường vì không để chất thải ngấm vào trong đất, làm ô nhiễm nguồn nước… Đây là một công nghệ hữu ích và thân thiện môi trường mà chúng ta buộc phải tính đến trong sự phát triển bền vững của đất nước. 

Hội thảo thu hút đông đảo các chuyên gia nước ngoài và doanh nghiệp

Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe, thảo luận và góp ý về bản dự thảo “Sổ tay hướng dẫn phát triển Dự án phát điện nối lưới từ chất thải rắn tại Việt Nam” do các chuyên gia Việt Nam và quốc tế soạn thảo. Sổ tay minh họa chi tiết các bước đầu tư trong tất cả các giai đoạn phát triển dự án từ khi chuẩn bị, phát triển, vận hành bảo dưỡng và tháo dỡ, cũng như tổng hợp các thông tin về điều kiện khung chính sách với các kinh nghiệm thực tiễn làm sao cải thiện các thủ tục hành chính trong việc triển khai phát triển dự án.

Tất cả các ý kiến của các đại biểu tham gia Hội thảo nhằm hoàn thiện “Sổ tay hướng dẫn phát triển Dự án phát điện nối lưới từ chất thải rắn tại Việt Nam”, góp phần thực hiện mục tiêu 30% chất thải rắn đô thị được xử lý vào năm 2020 và xấp xỉ 70% vào năm 2030 vàphần lớn chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ được sử dụng cho mục đích sản xuất năng lượng vào năm 2050 theo Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo được phê duyệt vào cuối năm 2015.

Theo Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg và Thông tư số 32/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu, để khuyến khích việc xử lý hiệu quả chất thải rắn cho sản xuất năng lượng tại Việt Nam, giá mua điện (FIT) được qui định ở mức 10,05 cents/kWh cho các dự án phát điện từ chất thải rắn sử dụng công nghệ đốt trực tiếp.