Tấm quang điện mặt trời đơn tinh thể, đa tinh thể ít tác động xấu đến môi trường

Với sự phát triển nhanh chóng, điện mặt trời đã có những đóng góp quan trọng vào hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, trong dư luận xã hội lo ngại rằng, tấm quang điện hết hạn sử dụng được xử lý thế nào?
Tại Việt Nam hơn 106 dự án điện mặt trời xây dựng trong thời gian vừa qua với tổng công suất 7.144 MWp đang vận hành đều sử dụng tấm quang điện công nghệ đơn tinh thể hoặc đa tinh thể.

Tại Việt Nam hơn 106 dự án điện mặt trời xây dựng với tổng công suất 7.144 MWp đều sử dụng tấm quang điện công nghệ đơn tinh thể hoặc đa tinh thể.

 

Các chuyên gia quốc tế đánh giá điện mặt trời nằm trong nhóm năng lượng "sạch", sạch hơn, ít tác động xấu đến môi trường hơn các loại nguồn điện truyền thống khác như điện than, điện dầu, điện khí...

Các tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành nhà máy điện mặt trời đã được xem xét, cân nhắc và có các phương án xử lý trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường được duyệt trước khi dự án điện mặt trời được triển khai.

Tại Việt Nam hơn 106 dự án điện mặt trời xây dựng trong thời gian vừa qua với tổng công suất 7.144 MWp đang vận hành đều sử dụng tấm quang điện công nghệ đơn tinh thể hoặc đa tinh thể.

Với công suất thông thường khoảng 300W/1 tấm quang điện thì có hơn 23,8 triệu tấm quang điện đã được lắp đặt và đang vận hành phát điện. Với trọng lượng khoảng 15kg/tấm thì khi hết hạn sử dụng hoặc hỏng, thải bỏ sẽ phát sinh ra khoảng 357.200 tấn chất thải.

Theo dân gian hay gọi là “Pin mặt trời” nên tấm quang điện mặt trời dễ bị liên tưởng đến hoặc hiểu nhầm với “Pin” là một loại chất thải nguy hại.

Thực tế, tấm quang điện mặt trời đơn tinh thể hoặc đa tinh thể ít tác động xấu đến môi trường hơn công nghệ màng mỏng vì phần lớn, chiếm đến 80-85% vật liệu là kính và khung nhôm là các vật liệu có giá trị, có khả năng thu hồi cao, tế bào quang điện chỉ chiếm có từ 3-5% khối lượng.

Theo Điều 8, Khoản 2, Mục đ của Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mắt trời, Chủ đầu tư phải có trách nhiệm “Thu gom, tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư, thiết bị, chất thải phát sinh của các công trình điện mặt trời trong quá trình xây dựng, vận hành hoặc khi kết thúc dự án điện mặt trời nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà theo đúng quy định của pháp luật về môi trường”.

Theo đó, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo hồ sơ bổ sung dự án điện mặt trời vào Quy hoạch điện đều quy định trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng, thu dọn nhà máy điện mặt trời sau khi kết thúc dự án điện mặt trời theo các quy định, quy chuẩn về an toàn công trình và bảo vệ môi trường.

Thực tế, tấm quang điện mặt trời đơn tinh thể hoặc đa tinh thể ít tác động xấu đến môi trường hơn công nghệ màng mỏng vì phần lớn, chiếm đến 80-85% vật liệu là kính và khung nhôm
Tấm quang điện mặt trời đơn tinh thể hoặc đa tinh thể ít tác động xấu đến môi trường hơn công nghệ màng mỏng vì phần lớn, chiếm đến 80-85% vật liệu là kính và khung nhôm

 

Việc xử lý tấm quang điện theo đúng quy định, quy trình tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Trên thực tế, hiện nay, phần lớn các nhà cung cấp tấm quang điện đều cam kết chịu trách nhiệm thu hồi xử lý, tấm quang điện sau thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, hiện nay, quy mô, nhu cầu cần xử lý còn khá nhỏ do chỉ có lượng nhỏ tấm quang điện hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, do đó các nhà đầu tư chưa đầu tư vào việc xử lý, thu hồi tấm quang điện.

Ngoài Thông tư 18 nói trên, tại Thông báo số 14/TB-VPCP ngày 07/2/2020 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phát triển năng lượng tái tạo và những vấn đề liên quan, Thủ tướng Chính phủ giao: Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan khẩn chương nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tấm quang điện và phương án xử lý tấm quang điện sau khi đã hết thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo các yêu cầu về công nghệ, an toàn môi trường.