Thức dậy vùng đất Tây Nguyên

Đến thời điểm này, những tấn alumin tại Nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đã được TKV cho ra lò với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản lượng dần được nâng lên theo công suất thiết kế. Nhà máy Alum

Những đổi thay trong vùng dự án

Thị trấn Lộc Thắng, Lâm Đồng mấy năm trước chỉ có vài chục nóc nhà ghép gỗ. Con đường đất đỏ bụi mù khi có một chiếc xe công nông chạy qua. Giờ đây, thay vào đó là những dãy nhà xây, tường vôi xanh, vàng san sát. Cây xanh phủ kín trước nhà. Con đường nhựa phẳng lỳ chia ra các ngả. Nhiều hàng quán cũng đã treo biển sầm uất, với những số nhà, tên phố…

Từ Thành phố Bảo Lộc vào thị trấn Lộc Thắng, trước đây, khi trời mưa là khó vào vì đường đi khó khăn, lầy lội do đất đỏ ngấm nước. Bây giờ đường nhựa sạch bóng, xe có thể đi tốc độ cao, chỉ chưa đầy 20 phút là vào đến trung tâm thị trấn. Lãnh đạo Công ty Nhôm Lâm Đồng cho biết, TKV đã đóng góp đầu tư nâng cấp con đường từ Bảo Lộc vào Lộc Thắng trị giá gần 200 tỉ đồng để địa phương thực hiện. Con đường vào trường Trung học cơ sở Lộc Thắng được TKV đầu tư xây dựng hoàn toàn với quãng đường trên 10 km trị giá hàng chục tỷ đồng. Ngay cả trụ sở UBND thị trấn Lộc Thắng và 2 trường học THCS và THPT đều do Tập đoàn đóng góp phần lớn vốn xây dựng. Tại một khu dân cư khá rộng đã được TKV xây dựng trong khi triển khai dự án, là một quần thể khu vực nhà ở, đường sá và các công trình văn hóa do Tập đoàn làm chủ đầu tư, nhân dân đã đến ở khá đông đúc. Khu vực này giờ đây đã hình thành một khu dân cư văn minh sạch đẹp với hạ tầng đầy đủ. Nhiều người dân cho biết, bây giờ đất ở Lộc Thắng đắt hơn ở Bảo Lộc do cơ sở hạ tầng được TKV đóng góp xây dựng điện, đường, trường, trạm khang trang, sạch đẹp.

Để rõ hơn về vấn đề hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể, chúng tôi đã có những trao đổi với ông Trần Văn Cảng, Trưởng Ban Tuyên giáo, Huyện ủy Bảo Lâm, Lâm Đồng. Ông cho biết, dự án khai thác bô xít và sản xuất alumin đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tại địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cụ thể, công trình bô xít Tân Rai là 1 trong 2 dự án chủ chốt của tỉnh Lâm Đồng, khi triển khai dự án đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện.

Trước đây, huyện chủ yếu trồng chè và cà phê, nay cơ cấu kinh tế đã chuyển từ nông, lâm nghiệp sang công, nông, lâm nghiệp và dịch vụ. Kế đến là cơ sở hạ tầng mà dự án đã xây dựng vừa phục vụ dự án, vừa phục vụ dân sinh trên địa bàn như: cầu đường, thủy lợi… Dự án bô xít đã góp phần đào tạo nghề và giải quyết lao động nghề cho một bộ phận lao động địa phương. Khi triển khai dự án, giá trị đất cũng tăng lên rất cao, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho dân. Đồng bào dân tộc tại chỗ và người nghèo chịu tác động trực tiếp của dự án là bị thu hồi đất thì dự án cũng phối hợp với địa phương hỗ trợ xây dựng nhà tái định cư không thu tiền, đến nay đã xây dựng được gần 30 căn. Đặc biệt, tuy nhà máy mới đi vào sản xuất thử, nhưng ngay từ khi thực hiện dự án đến nay đã tăng ngân sách cho huyện, tỉnh từ thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, phí môi trường…

Còn tại xã Nhân Cơ (Đăk Nông), TKV đang triển khai dự án nhà máy alumin có công suất bằng nhà máy alumin Tân Rai. Những năm trước, khu vực này còn vắng vẻ, mãi xa mới có một vài hộ gia đình. Nhưng giờ thì đã khác. Dẫn vào Nhà máy Alumin Nhân Cơ là một con đường đôi rộng thênh thang. Nhiều nhà dân hai bên đường mọc lên san sát. Và ngay tại khúc cua vào nhà máy, khách sạn Hoàng Lan hiện ra khá rộng, phía trước là một hồ nước trong xanh, um tùm cây cối với những lối đi dạo mát mẻ. Xung quanh là nhà hàng và một vài quán cà phê mọc lên. Từ một xã vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, giờ đây xã Nhân Cơ đã mang không khí của thị trấn sầm uất với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt.

Ông Nhân, chủ cửa hàng chuyên cung cấp thực phẩm, rau quả lớn nhất thị trấn này cho biết, từ ngày Dự án Alumin Nhân Cơ được triển khai, đại lý của ông phất lên nhanh chóng. Ông mở thêm hai cửa hàng nữa cho con trai và con gái của ông. Ông cho biết, trung bình một tháng, khách hàng là công nhân tại dự án đến lấy thực phẩm lên tới hàng trăm triệu đồng, cao điểm khoảng 150 triệu đồng/tháng. Ông còn nói, cả cái xã Nhân Cơ này, cả cái thị trấn vùng sâu này mấy năm nay đã nhờ dự án alumin mà trở lên đông đúc. Người dân làm ăn trong khí thế công nghiệp hơn. Nhiều gia đình đã xây dựng được nhà cửa khang trang, trong đó có gia đình ông. Nhiều công trình phúc lợi xã hội như đường sá, nhà hàng, khách sạn, nhà cửa… cũng được mọc lên. Đó là một hiện thực

Giá trị sản xuất công nghiệp của Lâm Đồng tăng kỷ lục

Dự án Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng là một trong hai Dự án sản xuất alumina thử nghiệm dùng cho luyện kim đầu tiên tại Việt Nam. Sau hơn 1 năm Nhà máy Alumin Tân Rai của Dự án đi vào hoạt động, về cơ bản TKV đã đảm bảo được việc vận hành ổn định, linh hoạt sửa chữa và khắc phục các sự cố trong quá trình vận hành ban đầu. Sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, nắm bắt công nghệ, chất lượng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn thiết kế, sản lượng sản xuất ngày càng ổn định và tăng dần, tiến tới đạt công suất thiết kế.

Toàn cảnh Nhà máy sản xuất Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) nhìn từ khu bùn đỏ

Trong giai đoạn vận hành thương mại từ 1/10/2013 đến nay, Nhà máy Alumin Tân Rai đã sản xuất trên 460 ngàn tấn alumina. Dự kiến năm 2014, Nhà máy sẽ đạt 75% công suất thiết kế. Với chất lượng alumina trên thực tế tốt hơn so với thiết kế (hàm lượng Al2O3 đạt trên 99%), sản phẩm alumina do Nhà máy sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Phần lớn sản phẩm alumina của Nhà máy được xuất khẩu. Hiện TKV đang giao dịch với 11 khách hàng đến từ các nước như: Thụy Sỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... TKV cũng đang tích cực tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các khu vực khác có nhu cầu cao về alumina. Bên cạnh đó, TKV cũng đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm alumina và hydroxit nhôm (sản phẩm trung gian của Nhà máy) với gần 20 khách hàng trong nước, để sử dụng cho công nghiệp vật liệu xây dựng và hóa chất với địa bàn trải rộng từ Bắc đến Nam. Với chất lượng đảm bảo, giá bán tại thị trường trong nước phù hợp với giá cả thị trường quốc tế và khu vực nên sản phẩm alumina và hydroxit nhôm của TKV đã được các khách hàng trong nước ủng hộ. Sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước ngày một tăng.

Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng theo đánh giá tác động đối với địa phương, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, năm 2013 số thuế, phí của dự án nộp cho ngân sách địa phương gần 100 tỷ đồng và tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng khoảng 1.300 tỷ đồng, vượt kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. Đồng thời, trong quá trình triển khai, Dự án đã thực hiện đúng cam kết hỗ trợ, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các hộ bị thu hồi đất. Dự án đã thu hút 1.200 lao động trực tiếp, tạo việc làm ổn định cho khoảng 12.000 lao động liên quan… Như vậy, tuy ở giai đoạn đầu triển khai nhưng dự án đã có đóng góp rất tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TKV ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, đây là minh chứng bước đầu cho một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về một ngành công nghiệp còn hết sức mới mẻ là alumina và sau này là nhôm. TKV đã vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình triển khai dự án, bằng những kết quả thực tế của mình đang dần tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội. Hiện nay, dự án Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) cũng đã triển khai lắp đặt được phần lớn khối lượng thiết bị. Dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm tới. Vùng Nhân Cơ cũng đã và đang dần đổi thay theo tiến độ của dự án.