Thống nhất tên gọi “Khu hợp tác kinh tế biên giới”

Khoảng 3 năm lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng dùng các cụm từ: “Khu kinh tế mở xuyên biên giới”, “Khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia”, “Khu hợp tác kinh tế biên giới” nhằm chỉ những v
 
>>Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

Lý do của việc dùng khái niệm “Khu kinh tế mở xuyên biên giới” xuất phát từ Quyết định 98/2008/QĐ-TTg. Tuy nhiên, các quyết định khác như Quyết định 55/2008/QĐ-TTg, Quyết định 115/2002/QĐ-TTg đã thống nhất gọi là “Khu hợp tác kinh tế biên giới”. Sau đó, các tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đang nghiên cứu, triển khai mô hình hợp tác kinh tế đều thống nhất tên gọi là “Khu hợp tác kinh tế biên giới”

Mỗi tỉnh biên giới đất liền ở Việt Nam với nước láng giềng đã có khu kinh tế cửa khẩu, hiện một số tỉnh đang nghiên cứu mô hình hợp tác kinh tế biên giới. Do vậy, chúng ta cần thống nhất tên gọi là “Khu hợp tác kinh tế biên giới”, hình thành các khu vực kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam đối xứng và hợp tác với các khu vực tương ứng của nước bạn “theo hướng có quy chế chung trên một số lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh cho hành khách, lưu trú… trên cơ sở phù hợp với pháp luật của mỗi nước – là khái niệm theo Quyết định 99/2009/QĐ-TTg ngày 29/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”. 









Cầu Kim Thành nối khu Kim Thành (Lào Cai- Việt Nam ) với Bắc Sơn (Vân Nam- Trung Quốc) . Ảnh: La Văn Tuất -egov.laocai.gov.vn




Mô hình Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Việt - Lào) trong tương lai (Ảnh: cpv.org.vn)




Khu kinh tế cửa khẩu An Giang (Việt Nam - Campuchia)- Ảnh: Internet


  • Tags: