Giá lúa mì trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đã mất gần 9% chỉ trong hai phiên giao dịch đầu tuần này, giảm từ 856 cents/giạ xuống còn 792 cents/giạ (27,2 kg/giạ). Điều này đã gần như xoá sạch thành quả tăng giá trong suốt một tháng vừa qua của mặt hàng này. Nguyên nhân chủ yếu do giới đầu tư hoảng loạn bán tháo các hợp đồng giao dịch khi các thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn trước thông tin tiêu cực về biến chủng Covid-19 mới Omicron.
Các thị trường tài chính còn chịu tác động từ việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) ông Jerome Powell phát đi tín hiệu cho thấy sẵn sàng đẩy nhanh việc thu hẹp tiến tới chấm dứt các gói kích thích kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ đang tiếp tục phục hồi và đối mặt với áp lực lạm phát leo thang. Bên cạnh đó, việc các quỹ đầu thực hiện chốt lời các vị thế Mua (Long) trước đó cũng ảnh hưởng mạnh trong ngắn hạn đến sự biến động của giá lúa mì.
Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Saigon Futures, đơn vị tư vấn giao dịch hàng hoá phái sinh tại Việt Nam, nhận định đây chỉ là cú sốc giá tạm thời trong bối cảnh nguồn cung lúa mì trên toàn cầu tiếp tục ở mức thấp nhưng nhu cầu sử dụng đang tăng cao. Đây chính là yếu tố nền tảng để giúp giá lúa mì phục hồi trở lại và chinh phục các mức giá cao mới trong thời gian tới.
Dữ liệu của Báo cáo Triển vọng cung cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 11/2021 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy sản lượng lúa mì toàn cầu trong niên vụ 2021/2022 ước đạt 775,87 triệu tấn, gần như không đổi so với mức sản lượng của niên vụ trước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng lúa mì toàn cầu trong niên vụ 2021/2022 được dự báo đạt tới 787,05 triệu tấn, tăng mạnh 5,88 triệu tấn so với niên vụ trước.
Điều này sẽ khiến thị trường đối mặt với tình trạng thiếu hụt khoảng 11,18 triệu tấn lúa mì trong niên vụ 2021/2022, cao hơn nhiều so với mức thiếu hụt 6,43 triệu tấn ghi nhận trong niên vụ trước. Một số nhà phân tích nhận định giá lúa mì thế giới có thể tăng trở lại ngưỡng 940 cents/giạ - mức cao kỷ lục được thiết lập hồi năm 2012 khi thị trường toàn cầu thiếu hụt tới 20 triệu tấn lúa mì.
Hoạt động xuất khẩu lúa mì của Nga và Hoa Kỳ, hai quốc gia cung ứng lúa mì hàng đầu thế giới, đã có sự sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây. Nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa và kiềm chế áp lực lạm phát do giá thực phẩm tăng cao, Nga đã liên tục tăng mức thuế xuất khẩu lúa mì lên mức cao kỷ lục. Hiện mức thuế xuất khẩu lúa mì của nước này trong tuần từ 1/12 – 7/12/2021 đã lên tới 80,8 USD/tấn, tăng gấp 3 lần so với lúc bắt đầu áp dụng mức thuế này hồi tháng 6/2021. Điều này đã khiến lượng lúa mì xuất khẩu của Nga từ đầu niên vụ 2021/2022 đến nay chỉ đạt 18 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Xem thêm các báo cáo phân tích thị trường nông sản thế giới tại đây.
Hoạt động xuất khẩu lúa mì của Hoa Kỳ hiện cũng ở mức yếu nhất kể từ niên vụ 2018/2019. Trong khi đó, chất lượng lúa mì của Australia đang bị suy giảm do mưa nhiều và độ ẩm tăng cao.
Về phía nhu cầu sử dụng, thị trường liên tục ghi nhận các đơn hàng thu mua lúa mì thông qua đấu thầu quốc tế của nhiều quốc gia trong vòng 3 tháng trở lại đây. Ai Cập, quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã mua vào tới 1,44 triệu tấn lúa mì với mức giá bình quân đạt 367,3 USD/tấn thông qua các phiên đấu thầu. Ả-rập Xê-út cũng nhập khẩu 1,268 triệu tấn lúa mì với mức gia trung bình đạt 377,61 USD/tấn. Các cơ quan thu mua lương thực của cả hai quốc gia này vẫn đang tăng cường gom hàng trên thị trường quốc tế.
Công ty Cổ phần Saigon Futures - tư vấn giao dịch hàng hóa phái sinh, bảo hiểm & phòng vệ rủi ro hàng hóa.
- Trụ sở chính: 560 Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3, TP.Hồ Chí Minh.
- Văn phòng giao dịch: Lầu 1, Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9, tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Q.Đống Đa, Hà Nội.
- Website: https://saigonfutures.com
- Hotline: 0903.352.961