Tôi nhớ hồi đó là vào những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, trẻ em Việt Nam bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn rất nhiều do sử dụng kháng sinh. Trong một buổi tiếp xúc với GS.TSKH. Hoàng Thủy Nguyên, thầy gợi ý cho chúng tôi: “Nếu các cậu nghiên cứu và tạo ra được chế phẩm Probiotics giống như Biolactyl của Pháp để hỗ trợ điều trị loạn khuẩn cho bọn trẻ thì công việc nghiên cứu có ý nghĩa lắm đấy.”
Câu nói của thầy cứ hằn sâu vào trong tâm trí tôi. Cuối năm 1991, tôi đề xuất với Ban lãnh đạo viện Sinh vật học, viện KHVN (nay là Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) để thực hiện ý tưởng của thầy. Được Ban lãnh đạo Viện nhiệt tình ủng hộ và cấp cho nhóm nghiên cứu của chúng tôi kinh phí nghiên cứu thăm dò ở cấp cơ sở, chúng tôi háo hức lao vào nghiên cứu không kể ngày đêm.
Trong thời gian nghiên cứu, tôi tìm hiểu rất nhiều tài liệu về Probiotics trên các tạp chí quốc tế và được biết, ngoài loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, Probiotics còn có thể hỗ trợ điều trị rất tốt đối với viêm đại tràng, ngộ độc thực phẩm, tổn hại gan do rượu bia... Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã tạo ra được chế phẩm đông khô với tỷ lệ sống của vi khuẩn rất cao và đáp ứng được các tiêu chí về cảm quan của một chế phẩm Probiotics.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng như một chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ở người thì tính an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Chế phẩm đã được gửi đến Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương để kiểm tra về tính an toàn và xác định đặc tính vi sinh, hóa sinh. Để có thể nghiệm thu được đề tài, Viện yêu cầu chúng tôi phải có đánh giá của các bác sỹ lâm sàng về tác dụng của chế phẩm.
Tôi đã mang chế phẩm cùng phiếu kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đến viện Quân Y 108 nhờ thử nghiệm lâm sàng. Cố Giáo sư, bác sỹ Hà Văn Ngạc, nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Viện Quân Y 108 là người đã nhận thử chế phẩm cho tôi. Khi đến nhận kết quả giáo sư còn nói: “Sản phẩm tốt lắm, tác dụng rất rõ ràng trên các bệnh nhân đại tràng, nếu sau này sản xuất và đăng ký tiêu chuẩn với Bộ Y tế thì cứ mang đến đây tôi giới thiệu cho”.
Để thử nghiệm trên bệnh nhi, tôi phải đến trình bày với GS.TS. Nguyễn Gia Khánh, nguyên trưởng khoa tiêu hóa nhi, Bệnh viện nhi Trung ương lúc bấy giờ. Lúc đầu ông chưa tin sản phẩm nghiên cứu của một cơ quan khoa học không thuộc Bộ Y tế, ông nói: “Anh đùa đấy à? Làm sao tôi có thể thử trên bệnh nhi sản phẩm nghiên cứu khoa học của các anh được…”.
Tuy nhiên, khi tôi cố thuyết phục là “Chế phẩm probiotics của chúng tôi hoàn toàn không độc hại, đã có phiếu kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và cũng đã được GS Hà Văn Ngạc thử trên bệnh nhân đại tràng tại Viện Quân Y 108 ” thì GS Khánh thay đổi thái độ và nhận lời giúp tôi.
Ông hỏi tôi: “Thầy Ngạc thử chế phẩm này rồi à? Nếu có thư giới thiệu của thầy Ngạc cùng với phiếu kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương thì tôi sẽ thử cho cậu”.
Tôi quay về viện Quân Y 108 trình bày với GS Hà Văn Ngạc. GS Ngạc rất vui vẻ và viết cho GS Khánh một bức thư viết tay. Hôm sau tôi cầm thư của GS Ngạc, phiếu kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương cùng với sản phẩm của chúng tôi tới Viện Nhi TƯ gặp GS Khánh. GS Khánh nhận lời giúp tôi.
Sau một tuần tôi đến lấy kết quả. Thật bất ngờ, khi được các bác sỹ cho biết kết quả ngoài mong đợi. Các chứng rối loại tiêu hóa, đi ngoài dai dẳng ở bệnh nhi do sử dụng kháng sinh phải điều trị lâu ngày tại bệnh viện, khi sử dụng chế phẩm của chúng tôi thì tiêu chảy cầm và các cháu hồi phục rất nhanh.
Viện KHVN đánh giá cao kết quả của đề tài và cho chúng tôi dự án sản xuất thử nghiệm. Năm 1993-1994 chúng tôi kết hợp với Công ty Dược phẩm Hà Tây do dược sỹ Nguyễn Văn Lớ làm Tổng giám đốc để tiến hành dự án sản xuất thử nghiệm chế phẩm hỗ trợ phòng chống rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, táo bón, ngộ độc thực phẩm và sản phẩm đã được đánh giá cao.
Sau đó, viện Công nghệ sinh học đã hỗ trợ công nghệ cho Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu để sản xuất thực phẩm chức năng – Men vi sinh với thương hiệu BioLactoMen.
Men vi sinh với thương hiệu BioLactoMen của Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu luôn khẳng định chất lượng vượt trội trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, biếng ăn, ngộ độc thực phẩm, viêm đại tràng, táo bón. Năm 2015 sản phẩm đã được Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng do Hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, trong một vài năm gần đây, tiếp tục nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về Probiotics, tôi được biết nếu chế phẩm Probiotics được bổ sung thêm một chủng vi khuẩn loài Lactobacillus casei thì sẽ có thêm những tác dụng rất quí như hỗ trợ điều trị loại bỏ có hiệu quả HP (Helicobacter pylori) ra khỏi dạ dày của những người viêm dạ dày-hành tá tràng có HP dương tính.
Ở Việt Nam tỷ lệ người viêm dạ dày-hành tá tràng có HP dương tính khá cao, do đó nếu có được chế phẩm Probiotics bổ sung thêm chủng vi khuẩn Lactobacillus casei thì sẽ rất tốt để hỗ trợ điều trị cho người viêm dạ dày-hành tá tràng dương tính HP. Từ suy nghĩ đó, tôi đã quyết định nghiên cứu chủng vi khuẩn Lactobacillus casei.
Trong năm 2017, chúng tôi đã nghiên cứu tất cả các đặc tính vi sinh, hóa sinh, miễn dịch và sinh học phân tử của chủng này. Chúng tôi đã sản xuất kháng thể và sử dụng các kỹ thuật miễn dịch để đánh giá sự khác biệt về kháng nguyên so với tất cả các chủng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus chúng tôi đang sử dụng để sản xuất Probiotics. Toàn bộ hệ gen của chủng Lactobacillus casei mới cũng đã được chúng tôi giải mã, phân tích và trong một tương lai gần sẽ được đăng ký trong Ngân Hàng dữ liệu gen quốc tế.
Chế phẩm mới Biolactomen Plus bằng việc bổ sung thêm chủng vi khuẩn Lactobacillus casei cũng đã ra đời, được đăng ký sản xuất với Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế và thương hiệu Biolactomen Plus cũng đã được chấp nhận đăng ký bản quyền ở Cục sở hữu trí tuệ.
Hiện tại, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Biolactomen Plus đã được Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu kết hợp với Nhà máy đạt chuẩn GMP của Công ty TNHH dược phẩm Napharco sản xuất ở dạng đóng túi thiếc tiện lợi cho việc vận chuyển và sử dụng của khách hàng.