Cuộc họp tập trung làm rõ, thống nhất những nội dung yêu cầu, mục đích, trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng như Kế hoạch hành động cụ thể của các doanh nghiệp, những vấn đề vướng mắc khi triển khai thực hiện Đề án xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-BCT ngày 29 tháng 9 năm 2017.
Sau khi thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chính phủ, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã tập trung chỉ đạo 04 đơn vị thuộc Tập đoàn (Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Dự án mở rộng và cải tạo Nhà máy Đạm Hà Bắc, Dự án Nhà máy DAP số 2 - Vinachem và Công ty CP DAP – Vinachem) nhanh chóng khắc phục mọi khó khăn, đưa toàn bộ các dây chuyền sản xuất ở 04 dự án vào hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Thanh – Cục trưởng Cục Hóa chất chủ trì cuộc họp
Điều đáng nói, khó khăn còn tồn tại ở nhóm 04 dự án đầu tư sản xuất phân bón là do giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao và giá đầu ra của sản phẩm giảm sâu; công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tối ưu; tranh chấp vướng mắc đối với hợp đồng EPC. Nguyên nhân là bởi thị trường của sản phẩm hàng hóa đầu ra ở một số dự án biến động bất lợi so với tính toán ban đầu khi lập và phê duyệt dự án. Sự thay đổi trong chính sách, trong đó có chính sách về đầu tư xây dựng, chính sách về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón, cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu ra ở các dự án sản xuất phân đạm…
Phương án để xử lý, giúp nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Dự án là tập trung hoàn thành việc quyết toán Hợp đồng EPC và quyết toán Dự án. Tiếp tục tập trung tiết giảm chi phí sản xuất, tiền lương, nhân công, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, tiêu hao vật tư… Đồng thời làm chủ công nghệ, đảm bảo chạy đủ tải, dài ngày, tiêu hao thấp, hạn chế chi phí. Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cần chủ động tiết giảm chi phí sản xuất, làm chủ công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo chạy máy cao tải an toàn, dài ngày, chủ động sản xuất kinh doanh sẵn sàng ứng biến với mọi diễn biến của thị trường, nâng cao sản lượng, mở rộng thị trường và khách hàng tiêu thụ… qua đó nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sớm có lãi để triển khai việc thoái vốn, cổ phần hóa theo Đề án xử lý và Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
Tuy nhiên, 04 nhà máy phân bón cũng đã đi vào hoạt động ổn định, thời gian chạy máy đạt từ 19 – 24 ngày, phụ tải trung bình đạt từ 75 – 90%. Các nhà máy vận hành cũng đã nỗ lực tăng cường công tác quản trị, tiết giảm các chi phí sản xuất để giảm lỗ, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng và đa dạng chủng loại sản phẩm. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện, chi phí biến đổi đã thấp hơn giá bán từ 52.000 đến 829.000 đồng/tấn. Chi phí biến đổi của các sản phẩm Ure và DAP đã thấp hơn giá bán, góp phần tạo dòng tiền bù đắp 1 phần chi phí cố định và tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động. Từ tháng 8/2017 Công ty CP DAP – Vinachem đã có lãi trong kỳ trong 04 tỷ đồng, tháng 9/2017 ước tính lãi 6,766 tỷ đồng, dự kiến cuối năm 2017 có lãi lũy kế.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Cục Hóa chất có 3 dự án: Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc và dự án nhà máy DAP số 2 quyết toán dự án cuối quý 1/2018 sẽ hoàn thành theo đúng tinh thần chỉ đạo và gia hạn của ban chỉ đạo trung ương về xử lí các dự án thua lỗ. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh từng năm trong đó tập trung nội dung tiết giảm chi phí sản xuất, tiền lương, nhân công sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị tiêu hao vật tư làm chủ công nghệ…. Được biết, cơ cấu khoản nợ các dự án dự kiến quý 4/2017 đến quý 1/2018 sẽ hoàn thành. Việc thoái vốn nhà nước khỏi các dự án và thực hiện cổ phần hóa, dựa trên nền kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh kéo dài từ 2018 – 2020.
Đứng trước những thách thức và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, Tập đoàn hóa chất đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị để thực hiện được toàn bộ nội dung kế hoạch hành động áp dụng từ năm 2018. Cụ thể là việc gia hạn tiến độ hoàn thành quyết toán Dự án đối với 03 dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo và mở rộng nhà máy Đạm Hà Bắc; Dự án DAP số 2 – Vinachem đến hết Quý I/2018. Trình Quốc hội thông qua việc điều chỉnh Luật thuế 71/2014/QH13 đưa phân bón thuộc đối tượng chiu thuế giá trị gia tăng, thuế suất 5%. Đồng thời đề xuất ban hành Quyết định áp thuế tự vệ chính thức đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu (sau thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong khoảng thời gian 200 ngày). Kiến nghị việc giải quyết cơ cấu nợ và các khoản vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với các Dự án theo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại phiên họp lần thứ 4 ngày 6/9/2017.
Với trách nhiệm quản lý ngành, đại diện chủ sở hữu nhà nước, về phía Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tích cực đồng hành để xử lý, giải quyết cũng như kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những tồn tại tại các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương nói chung và của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nói riêng; đề nghị các đơn vị cần xây dựng các kế hoạch với những nhiệm vụ cụ thể tương ứng với các vấn đề đã được nêu trong Đề án xử lý.
Bộ Công Thương kiên quyết triển khai Đề án xử lý dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
TCCT
Để xử lý những dự án kém hiệu quả và giải quyết vướng mắc còn tồn đọng, Cục Hóa chất đã phối hợp với Vụ Kế hoạch tổ chức buổi họp về việc thực hiện Đề án xử lý các Dự án thua lỗ kém hiệu quả ngành Côn