Các nội dung chính được chia sẻ tại hội thảo gồm: đảm bảo an toàn, chuẩn bị ứng phó sự cố, đào tạo nguồn nhân lực,... cũng chính là những thách thức của Việt Nam hiện nay.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Cục ATBXHN Vương Hữu Tấn cho biết, hiện các cơ quan có liên quan của Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị cho việc khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Sau Fukushima, mối quan tâm lớn nhất trên thế giới cũng như của Việt Nam là đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Theo chương trình của hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản trình bày về xu hướng thế giới về phát triển bền vững điện hạt nhân và những thay đổi về chính sách và pháp quy hạt nhân Nhật Bản sau sự cố Fukushima, văn hóa an toàn hạt nhân, quản lý dự án và xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chuẩn bị và ứng phó sự cố, quản lý bức xạ và giám sát môi trường, các đặc trưng thiết kế nhà máy điện hạt nhân và an toàn, thông tin rủi ro tới công chúng về điện hạt nhân.
Những bài học rút ra từ sự cố Fukushima Daiichi và các hành động nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất, những kinh nghiệm chủa Chính quyền tỉnh Fukui trong việc trở thành địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân và phát triển cộng đồng địa phương cũng như thành công trong thông tin đại chúng của các công ty điện tại nơi có nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukui cũng được chia sẻ tại hội thảo.
Hội thảo cũng có 2 phiên thảo luận về chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho chương trình Điện hạt nhân và phương pháp phát triển công đồng địa phương thông qua việc trở thành địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Được biết, hội thảo diễn ra từ ngày 21-25/1.
Chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của điện hạt nhân
TCCT
Ngày 21/1, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu năng lượng Wakasa Wan, Nhật Bản (WERC) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của điện hạt