Năng suất lao động thấp
Năm 2005, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được thành lập. Lúc bấy giờ, vấn đề nan giải nhất đối với TKV là các mỏ có mức độ cơ giới hóa thấp, khai thác từ lò chợ cơ giới hóa chỉ chiếm 3%, khấu than bằng khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công chiếm 97% sản lượng than hầm lò.
Chi phí lớn, năng suất lao động thấp, điều kiện làm việc của thợ mỏ nặng nhọc, chưa bảo đảm an toàn lao động, khiến số lượng thợ mỏ bỏ việc có xu hướng tăng cao, trái ngược với phương châm phát triển bền vững của TKV là “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh”.
Trong thời điểm khó khăn đó, những người làm công tác khoa học công nghệ Bộ Công Thương và TKV đã ngồi lại với nhau, cùng nhau đi khảo sát các đơn vị sản xuất. Những chuyến khảo sát cho thấy những vấn đề ngành Than đang phải đối mặt hết sức cấp bách: Các mỏ lộ thiên dần cạn kiệt, việc khai thác chủ yếu là hầm lò, nhiều lò đã xuống âm 50, âm 300… Mà càng khai thác xuống sâu, công tác đi lại, vận chuyển vật tư, than, đất đá… càng khó khăn, chi phí sản xuất càng lớn. Suất đầu tư năm 2000 khoảng gần 50 USD/tấn, đến những năm 2005-2007 tăng lên 100-120 USD/tấn công suất mỏ hầm lò, hệ số bóc đất cũng tăng 3,1 lần, cung độ vận chuyển đất tăng 3,5 - 4 lần.
Hiện đại hóa công nghệ
Những chuyến khảo sát đã đưa ra kết luận, TKV chỉ có một con đường tăng năng suất lao động bằng hiện đại hóa công nghệ sản xuất. Ngày 04/12/2008, theo đề nghị của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 159/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án“Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.
Trên cơ sở đó, TKV đã xây dựng nhiều dự án, đề tài, đưa ra các giải pháp nâng cao mức độ cơ giới hóa, hiện đại hóa công nghệ các mỏ trong 5 lĩnh vực: khai thác hầm lò, khai thác lộ thiên, tuyển than, quản lý an toàn mỏ, bảo vệ môi trường.
Trong đó, cơ giới hóa khai thác và đào chống lò ở các mỏ hầm lò đóng vai trò quan trọng. Đề tài “Nghiên cứu nâng cao mức độ cơ giới hoá và hiện đại hoá khai thác than hầm lò và định hướng ứng dụng cho các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh” đã được đưa vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất tại nhiều mỏ hầm lò như Mạo Khê, Nam Mẫu, Vàng Danh, Khe Chàm II-IV… mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật, nâng cao năng suất và mức độ an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc nặng nhọc của công nhân trong hầm lò.
Trong cùng một điều kiện, ở lò chợ khoan nổ mìn, số lao động trung bình 120-180 người/phân xưởng, sản lượng đạt 120-180 nghìn tấn/năm so với lò cơ giới hóa 90 người/phân xưởng và sản lượng đạt 230-400 nghìn tấn/năm, năng suất lao động tăng 1,5 - 2,5 lần, giảm số lượng công nhân làm việc trực tiếp tại lò chợ 1,5 - 2 lần.
Nhưng điều quan trọng hơn, thông qua thực hiện các giải pháp công nghệ trong “Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản”, đã tạo ra các quy trình công nghệ, mà ngay cả sau khi đã kết thúc Chương trình, vẫn được nhiều doanh nghiệp khác trong Tập đoàn tham quan, học tập và chủ động đầu tư, ứng dụng vào sản xuất.thuật, nâng cao năng suất lao động và mức độ an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc nặng nhọc của công nhân trong hầm lò.