Cơ khí và Thiết bị áp lực: Đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định

Năm 2013, diễn biến của nền kinh tế trong nước và thế giới hết sức phức tạp, cạnh tranh ngày một khốc liệt, nhất là cạnh tranh về giá dịch vụ. Tại Công ty CP Cơ khí và Thiết bị áp lực, do có sự nỗ lực
Năm 2012, tổng doanh thu đạt 355,6 tỷ, bằng 111% kế hoạch, trong đó, sản xuất là 177 tỷ, kinh doanh là 178,6 tỷ. Tiền lương bình quân đạt 6,9 triệu/đồng/người. 5 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu đạt 155 tỷ, trong đó, sản xuất 70,6 tỷ; kinh doanh 84,5 tỷ. Tiền lương bình quân 6,3 triệu đồng/người/tháng.


Giám đốc Công ty Đỗ Huy Hùng chia sẻ, có được kết quả này là do Công ty đã thực hiện thành công 4 nhiệm vụ bao gồm công tác tổ chức, lao động tiền lương, khoán quản trị chi phí và kế toán tài chính.

Về công tác tổ chức, trong những năm qua, Công ty đã tổ chức, sắp xếp và bố trí lại bộ máy quản lý ở các phòng ban, phân xưởng theo phương thức cắt giảm biên chế ở các bộ phận quản lý gián tiếp và các bộ phận phục vụ, phụ trợ. Bên cạnh đó là mở thêm các phòng làm nhiệm vụ khai thác thị trường tìm kiếm việc làm và kinh doanh thương mại. Cụ thể là giảm biên chế ở phòng kế hoạch, kỹ thuật để chuyển sang làm kinh doanh tự trang trải tiền lương. Nhờ vậy, mục đích giảm chi phí quản lý, tạo sự công bằng tương đối trong nội bộ, khuyến khích mọi người làm việc đã được Công ty thực hiện tốt. Tiếp theo, trong công tác lao động tiền lương, người lao động trực tiếp được trả lương sản phẩm theo định mức nội bộ Công ty, cán bộ làm công tác kinh doanh được tính theo tỷ lệ doanh thu có gắn với hiệu quả kinh doanh. Đối với cán bộ quản lý phân xưởng, tiền lương được tính theo tỷ lệ phần trăm tiền lương công nhân trực tiếp phân xưởng. Với cán bộ quản lý công ty thì tiền lương được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng tiền lương của các bộ phận sản xuất và kinh doanh.

Là một đơn vị cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cơ khí theo yêu cầu của các đơn vị trong Tập đoàn, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN, Công ty thực hiện giảm giá bán một số sản phẩm với mức 5%. 5% này nhìn thì không lớn song thực tế việc giảm giá này đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để tồn tại, duy trì và phát triển, Công ty buộc phải có chế độ chính sách giao khoán và đãi ngộ hợp lý cho các bộ phận xây dựng và khai thác thị trường bán hàng. Đây chính là giải pháp mang tính cơ bản của Công ty bởi đây là hai "mảng" quan trọng nhất đối với sự tồn tại của một đơn vị trong cơ chế thị trường.

Cũng nói thêm là Công ty đã quan tâm đặc biệt đến công tác thu hồi công nợ không để phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi hoặc mất nợ gây thiệt hại đến tài chính Công ty.