Trước thực trạng trên, CNS đã mạnh dạn đề xuất với UBND Thành phố, cho triển khai thử nghiệm, xây dựng bờ bao bằng vật liệu mới cọc vách nhựa uPVC. Được sự đồng ý của lãnh đạo Thành phố, dự án đã được thí điểm tại rạch Gò Dưa và rạch Cầu Ngang, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, tổng chiều dài bờ bao bằng sản phẩm cọc nhựa uPVC là trên 500m.
Hình ảnh ông Nguyễn Văn Thọ (bên trái) - Tổng giám đốc CNS đang giới thiệu sản phẩm cọc vách nhựa uPVC với các đại biểu trong hội thảo.
Theo ông Nguyễn Văn Thọ - Tổng giám đốc CNS, đối với sản phẩm uPVC này, khi sử dụng sẽ có nhiều lợi thế, như nhẹ, gọn và thi công được trong mọi tình huống, so với các vật liệu khác. Dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất, cọc vách nhựa uPVC được trang bị hiện đại, với năng suất thiết kế đạt 550 kg sản phẩm/giờ, tương đương xây dựng một bờ bao dài 50 km/năm, so với các giải pháp kỹ thuật chống sạt lở truyền thống, cọc vách nhựa uPVC còn có ưu điểm là không bị gỉ sét, chịu được nước phèn mặn, dễ gia công cắt sửa, tiết kiệm diện tích chiếm đất thi công, thích hợp cho mọi địa hình, không cần đào gia công, nền móng, khả năng chông thấm và dòng rò tốt, nhẹ hơn thép và bê tông nên có thể thi công nhanh hơn so với phương pháp gia công truyền thống. Với tuổi thọ trên 50 năm, sản phẩm uPVC sẽ giúp khách hàng tiết giảm tối đa chi phí bảo dưỡng công trình, khắc phục tình trạng ngập nước gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại và giảm thiệt hại kinh tế cho người dân ở vùng ngập nước. Không dừng lại với thị trường trong nước, sản phẩm uPVC sẽ có mặt tại các nước; Thái Lan, Lào, Malaysia, India, Campuchia… trong tương lai không xa, ông Thọ đã khẳng định.
Ngay trong buổi hội thảo, CNS đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc CNS tặng cọc vách nhựa uPVC cho quận 12 - TP. Hồ Chí Minh, để thực hiện công trình chống ngập úng, sạt lở trên địa bàn.