Con đường tất yếu của Dệt May

Tại thành phố Vinh (Nghệ An), ngày 19/7/2013, Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm 2013. Đồng chí Trần Quang Nghị - Phó Bí thư Đảng


Trong vòng một năm qua, điều đáng mừng nhất là Hanosimex đã “lên khỏi mặt đất” và hầu hết cán bộ chủ chốt cũng như đội quân của Hanosimex vẫn đủ tự tin. Tự tin là yếu tố quan trọng đảm bảo chiến thắng. Thậm chí, qua thử thách vừa rồi, đội ngũ Hanosimex đã bản lĩnh, tự tin, đoàn kết hơn, và đã thực hiện được một cuộc trở lại ngoạn mục về thương hiệu Hanosimex. Hơn nữa, Tập đoàn DMVN có lại được đơn vị chủ lực, chủ công trong đầu tư phát triển mới.

Với năng lượng mới trong lao động sản xuất và kinh doanh, đội ngũ Hanosimex đang tiếp tục nỗ lực và khẳng định sự tự tin mới, khí thế mới, tâm thế mới, trách nhiệm mới, phương thức mới, quyết tâm mới, trí tuệ mới cho sự phát triển của Hanosimex 6 tháng cuối năm 2013 và những năm sau nữa.



Một điểm nhấn của văn hóa Hanosimex, đó là tinh thần vui vẻ, luôn chia sẻ với nhau, tạo sự gắn kết trong CBCNV. Từ sự gắn kết đó, Hanosimex có thể làm tốt chuỗi cung ứng nội bộ để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa, tạo những nhãn hiệu mới thương hiệu mới, đẩy mạnh hình ảnh, thương hiệu thời trang Hanosimex lên, sao cho sản phẩm Hanosimex sống khỏe trên thị trường. Tổng công ty có thể quy hoạch khu vực dệt may Miền Trung thành trung tâm thiết kế ODM, trước mắt là làm ODM nội địa, sau đó phát triển mạnh sẽ thực hiện chiến lược làm ODM quốc tế. Hiện nay, Hanosimex đang thiếu một trung tâm thiết kế thời trang ở Hà Nội. Trung tâm sản xuất của Hanosimex ở Vinh bước đầu đã định hình được với điều kiện lợi thế độc quyền kinh doanh đến Quảng Bình. Nhưng lực lượng chất xám, trí tuệ, thiết kế của Hanosimex sẽ tập trung ở Trung tâm kinh doanh thương mại bán hàng, thương mại của Hanosimex ở Hà Nội. Phải làm sao để khách hàng muốn tìm đến Hanosimex và khi gặp rồi thì họ yên tâm sẽ có đủ hàng, giá tốt.

Bên cạnh đó, Hanosimex cũng cần khai thác tốt vấn đề nội lực và ngoại lực. Ngoại lực không ở đâu xa mà ở chính Tập đoàn Dệt May Việt Nam, vì Hanosimex  là đơn vị  mạnh thuộc Tập đoàn và khai thác các nguồn lực khác cho phát triển thông tin về nguồn nguyên liệu, giá thành, giá bán… Hanosimex làm tốt ngành sợi thì chỉ số lợi nhuận đạt khoảng 30%/trên vốn, chỉ số ngành may đạt khoảng 35%, nếu liên kết hai ngành này lại theo phương thức ODM, thì lợi nhuận có thể đạt cao hơn nhiều. 

Đối với Hanosimex, đây là thời điểm vàng cho đầu tư nếu biết cách phát triển thị trường, tận dụng cơ hội lãi suất cho xuất khẩu rất thấp. Việc đấu thầu Nhà máy May 2 cũng là một cơ hội để góp phần hình thành chuỗi cung ứng dệt may. Hanosimex là Tổng Công ty chủ lực phía Bắc nên cần chuẩn bị tốt nhất để được hưởng lợi từ TPP. Tuy nhiên, Tổng Công ty cũng cần có giải pháp để phát huy hết trí tuệ, sức mạnh của đội ngũ, sắp xếp vị trí công việc hợp lý, rèn luyện, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ những kỹ năng cần thiết trong kinh doanh (ngoài ý thức trách nhiệm, trung thực, thì khả năng đối xử với khách hàng, quan hệ với khách hàng, đặc biệt là kỹ năng tài chính phải đạt đến độ hoàn hảo). Khắc phục những hạn chế về quản trị chất lượng. Đầu tư có chiều sâu cho năng suất. Với những hạn chế về công tác thị trường thời gian qua, Hanosimex cần rà soát lại toàn bộ công tác thị trường, thâu nạp nhân sự phát triển thị trường có tài để tìm giải pháp hàn gắn kẽ hở thị trường, đạt doanh số bán tăng cao. Điều quan trọng không kém, đó là việc khi tạo chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, thì còn phải chuẩn bị thị trường kỹ lưỡng, có bước tiến cũng cần có bước lùi. Và không bao giờ được phép lãng phí cơ hội.

st1\:*{behavior:url(#ieooui) }




Con đường tất yếu của dệt may là thời trang, là thiết kế, là ODM, không có đường khác, Hanosimex cần vượt qua mọi thách thức để kiên trì con đường ODM. Tổng công ty sẽ tập trung chất xám để phát triển sản phẩm. Trong sức ép về việc tăng thu nhập cho người lao động, thì Hanosimex cần triển khai con đường ODM, FOB, như thế sẽ tăng thu nhập lên nhanh chóng. Việc điều phối sản xuất cần điều chỉnh lại đáp ứng sự dịch chuyển thị trường SX dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Hanosimex nếu muốn đạt được kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD/năm cần phải có 1 loạt các giải pháp, các nhiệm vụ ngoài chuỗi cung ứng. Trong đó đặc biệt cần chú trọng đến doanh thu phát triển ở thị trường vùng miền khác. Một giải pháp không phải tốn sức nhiều đó là bộ phận kinh doanh chú ý khai thác ngoại lực bên ngoài, tạo mô hình cho những đơn vị yếu, hoặc sáp nhập để gia tăng năng lực cạnh tranh. Đã đầu tư thì luôn phải tính toán chiến lược dự báo thị trường và phải tính đến suất đầu tư sao cho có lợi nhất để nhanh chóng nâng tầm quy mô của Hanosimex lên. Định hướng đến năm 2016, Hanosimex phấn đấu gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Bên cạnh những chỉ tiêu về kinh tế thì Hanosimex cần phát huy truyền thống trong việc  thực hiện trách nhiệm xã hội. Xây dựng lại Hanosimex còn là nâng cao trách nhiệm xã hội gắn với cộng đồng. Khi nói đến người lao động Hanosimex là nói đến văn hóa trí tuệ, tác phong và nhận thức. Đơn cử việc Tập đoàn giao Đoàn thanh niên Hanosimex thực hiện việc phát mũ bảo hiểm với thương hiệu của Hanosimex cho tất cả công nhân. Văn hóa doanh nghiệp còn được truyền tải tốt trên diễn đàn Hanosimex. Diễn đàn này cần phấn đấu là nơi chia sẻ tâm tình, trao gởi các nguyện vọng tình cảm của CBCNV.

Trần Quang Nghị - Tổng Giám đốc Vinatex