Năm 2022, với bối cảnh biến động bất thường của thế giới và khu vực, doanh nghiệp Dệt May tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm, song lại gặp rất nhiều khó khăn trong 6 tháng cuối năm, Công đoàn Dệt May Việt Nam (Công đoàn DMVM) đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và NLĐ; linh hoạt, sáng tạo, triển khai nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.
Giải quyết tốt 2 vấn đề nỗ lực vượt khó và an sinh cho NLĐ
Chia sẻ tại Hội nghị bà Phạm Thị Thanh Tâm Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết với những khó khăn từ các biến động, thay đổi nhu cầu từ thị trường thế giới và khu vực đặc biệt là các thị trường lớn như Châu Âu… theo đó năm 2022 Công đoàn DMVN phải cùng lúc giải quyết 2 vấn đề, nỗ lực vượt khó và an sinh cho người lao động;
Đối diện với những thách thức năm 2022, các cấp Công đoàn Dệt May Việt Nam đã đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động tổ chức triển khai các hoạt động thiết thực hiệu quả thời điểm này nhìn lại để nhận diện khó khăn vượt qua thách thức.
Theo đó, năm 2022 Công đoàn DMVN hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu do Tổng LĐLĐ Việt Nam giao như: chỉ tiêu tổ chức hội nghị NLĐ, tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động nhân dịp tháng công nhân, tháng ATVSLĐ, chỉ tiêu điều chỉnh giá trị bữa ăn giữa ca ,chỉ tiêu giai đoạn 1 chương trình “1 triệu sáng kiến”, các chỉ tiêu về công tác kiểm tra giám sát lập ban nữ công quần chúng…
Cụ thể, hệ thống Công đoàn Ngành chăm lo tết Nhâm Dần cho NLĐ phù hợp với điều kiện dịch bệnh: Tặng quà cho NLĐ, hỗ trợ chuyến xe nghĩa tình đưa NLĐ về quê đón tết; các đơn vị thi gói bánh chưng, liên hoan tất niên, gặp mặt đầu xuân,...tạo không khí ấm áp, gắn kết, trong NLĐ;
Đồng thời tổ chức hiệu quả Tháng công nhân - Tháng ATVSLĐ với chủ đề “Công nhân Dệt May Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”. Nhiều hoạt động thiết thực được tiến hành như: Phát động thi đua phục hồi sản xuất sau dịch bệnh; tổ chức diễn đàn “Công nhân vì doanh nghiệp - doanh nghiệp vì công nhân”, chương trình “Cảm ơn thành viên”, đối thoại tại nơi làm việc; tặng quà cho 4.385 CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, xây, sửa mái ấm công đoàn... với tổng số tiền 3,43 tỷ đồng.
Triển khai có hiệu quả Chương trình “1 triệu sáng kiến” của TLĐ đến ngày 10/11/2022, Công đoàn DMVN có 6.021 sáng kiến, giải pháp hữu ích được cập nhật, đứng thứ 2 trong Khối thi đua và thứ 38/82 đơn vị trong toàn quốc.
Công đoàn DMVN đã đồng thời tổ chức thành công Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May lần thứ III qua đó đã huy động được trên 1000 sáng kiến;
Bên cạnh đó Công đoàn Ngành tổ chức xét chọn và tôn vinh, lan tỏa: Giải thưởng “Nguyễn Thị Sen”(Giải thưởng mang tên Bà tổ nghề May) cho 10 lao động nữ điển hình, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Ngành; tôn vinh 15 Doanh nghiệp vì NLĐ cấp Ngành (trong đó, có 6 đơn vị được xét và công nhận là Doanh nghiệp vì NLĐ cấp quốc gia).
Không ngừng đổi mới công tác tuyên giáo, truyền thông Công đoàn Ngành ra mắt chương trình “Đọc truyện cho bé” (đồng hành cùng NLĐ trong nuôi dạy con trẻ) Tổ chức đa dạng các Cuộc thi: “Bếp nhà Dệt May” trên mạng xã hội TikTok; “Pháp luật và Cuộc sống”…; Tổ chức hiệu quả các hoạt động đào tạo; nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho NLĐ (với 15 lớp và 700 NLĐ tham gia) đồng thời làm tốt các hoạt động xã hội, từ thiện như “Hành trình đỏ” xây cầu dân sinh, phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng, nuôi trẻ mồ côi…
Trong năm, Công đoàn DMVN tiến hành kiện toàn nhân sự Chủ tịch Công đoàn. chuyển giao thế hệ một cách trách nhiệm, mang tính kế thừa, đoàn kết, thống nhất, với quyết tâm xây dựng tổ chức vững bước trên chặng đường mới.
Trân trọng chúc mừng 10 nữ đồng chí, cán bộ đạt giải thưởng “Nguyễn Thị Sen” ghi nhận và trân trọng gửi lời cảm ơn đến 15 doành nghiệp đã luôn giành nguồn lực quan tâm chăm lo cho NLĐ, đánh giá về các hoạt động của Công đoàn DMVN, ông Hiểu nhìn nhận, năm 2022 hệ thống Công đoàn dệt may các cấp đã đổi mới nội dung và lựa chọn nội dung đúng và trúng phương pháp chỉ đạo cũng linh hoạt. Những kết quả đạt được của toàn hệ thống Công đoàn Ngành cho thấy sự nỗ lực lớn trong bối cảnh nhiều biến động và vô vàn khó khăn.
Trong bối cảnh dự báo sẽ có nhiều khó khăn ông Hiểu đề xuất Vinatex và Công đoàn Dệt May phải xây dựng phương án SXKD làm sao để có đủ việc làm, giữ chân được người lao động nhất là trong cảnh thời gian tới.
Ông Hiểu đồng thời nhấn mạnh Công đoàn DMVN cần quan tâm nghiên cứu tham gia ý kiến xây dựng chính sách pháp luật vì theo ông Hiểu dù chưa thu hút được hết lực lượng lao động trong lĩnh vực này nhưng hiện trách nhiệm đại diện của tổ chức là rất lớn. Đề xuất chính sách để giải quyết những vấn đề của Ngành liên quan đến lao động, công đoàn như hiện tượng lớn lao động trong lĩnh vực Dệt May rút bảo hiểm… đề xuất chính sách di vào những vấn đề lớn tầm vĩ mô nhưng đồng thời phải tính đến tính phát triển bền vững bền vững, chuỗi cung ứng toàn cầu…
Tham dự sự kiện và phát biểu chỉ đạo ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam chúc mừng các cấp công đoàn Dệt May Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2022 đối với NLĐ qua hệ thống của Tập đoàn, cải thiện mức lương của người lao động tăng 15% so với năm 2021
Năm 2023 Vinatex sẽ tiếp tục kiên định theo đuổi mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để Vinatex trở thành một điểm đến cung cấp từ sợi đến các sản phẩm may mặc cuối cùng cho các đối tác đồng thời thực hiện các cam kết về trách nhiệm xã hội, chuyển đổi số…
Cũng trong năm sẽ diễn ra Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn DMVN lần thứ VI, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, là năm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Tuy nhiên dự báo sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về thị trường, đơn hàng Dệt May.
Công đoàn DMVN xác định một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 như: Đồng hành với DN vượt khó, chăm lo cho NLĐ, ổn định việc làm, đời sống, bảo toàn đội ngũ; Tập trung tuyên truyền về Đại hội công đoàn các cấp; bồi đắp văn hóa dệt may yêu nghề, mến nghiệp, hăng say lao động, gắn bó với tổ chức; Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, các công trình, phần việc chào mừng đại hội công đoàn các cấp; Thực hiện Đề án sắp xếp Công đoàn ngành tập trung, xuyên suốt, hiệu quả, gắn với phát triển đoàn viên, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng hoạt động; Ưu tiên áp dụng số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác.
Vinatex và Công đoàn DMVN đồng thời thống nhất phát động thi đua hướng tới các mục tiêu:Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh nhất là cạnh tranh theo chuỗi cung ứng trọn gói trong Tập đoàn; Phấn đấu năm 2023 duy trì được mức tăng trưởng như năm 2022 (nhưng tập trung vào chất lượng tăng trưởng); Phấn đấu 100% NLD có việc làm thu nhập bình quân đạt trên 9 triệu đồng/người/tháng; đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không để xảy ra chảy nổ; cũng như giữ vững quan hệ lao động hài hòa ổn định…
Tại sự kiện Vinatex và Công đoàn Dệt May đồng thời kêu gọi các đơn vị và toàn thể CNVCNLĐ ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ năm 2023.