Công nghiệp Đăk Lăk thành quả và những bài học kinh nghiệm

Những kết quả đã đạt được trong những năm qua. Trong giai đoạn 2001-2005, sản xuất CN-TTCN tăng khá, nhưng chưa tạo được bước đột phá mạnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất n

Số lượng đơn vị sản xuất CN-TTCN tăng nhanh, đến nay có 6.350 đơn vị, tăng 1.200 đơn vị so với năm 2000. Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung ngày càng tăng (năm 2000 chiếm 5,5%, đến năm 2005 chiếm 9,3%), công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp (khoảng 80%), cơ bản đáp ứng được yêu cầu đầu ra sản phẩm nông nghiệp. Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.702,5 tỷ đồng tăng 28,8% so với năm 2005 và năm 2007 dự kiến đạt 2.179 tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2006. Qui mô và năng lực sản xuất công nghiệp đang được nâng lên, chất lượng và chủng loại một số hàng hóa đã thích ứng và tạo ưu thế cạnh tranh được trên thị trường. Công nghiệp năng lượng đã và đang được đầu tư với quy mô lớn và sẽ trở thành một trong những động lực phát triển trong thời gian tới như thuỷ điện Buôn Kuốp, Krông Hnăng, Sêrêpốk III, Krông Kmar...và một số công trình thuỷ điện nhỏ đang khảo sát và đầu tư. Lưới điện truyền tải và phân phối phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu điện năng cho sản xuất và tiêu dùng, đến nay đã có 100% phường xã có điện lưới quốc gia và 82% số hộ được dùng điện.

            Việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư cho công nghiệp còn thấp, triển khai các dự án còn chậm và xúc tiến đầu tư công nghiệp còn nhiều hạn chế, đây là một trong những khó khăn lớn đối với phát triển công nghiệp của Tỉnh. Các khu, cụm công nghiệp đang ở bước triển khai xây dựng như: Khu Công nghiệp Hòa Phú, Cụm tiểu thủ công nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột và hoàn thành Quy hoạch chi tiết các Cụm Công nghiệp Buôn Hồ, EaĐar, song triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng còn chậm so với yêu cầu.

            Những tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:

            Những tồn tại:

            Trong những năm qua, ngành Công nghiệp ĐắkLắk đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, từng bước trở thành động lực cho sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, vẫn có những tồn tại cần được nhìn nhận và khắc phục để phát triển một cách có hiệu quả, bền vững trong giai đoạn 2006-2010.

            - Phát triển công nghiệp tuy đạt tốc độ cao, nhưng chưa thật vững chắc, biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng chưa đạt yêu cầu. Giá trị gia tăng xuất khẩu chưa cao, nhất là các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của mặt hàng nông, lâm sản có lợi thế của tỉnh công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển và chưa được qui hoạch rõ ràng.

            - Sức cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp tuy đã được cải thiện một bước, nhiều sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế như sản phẩm cà phê, cao su, gỗ, hạt điều, tinh bột sắn... nhưng nhìn chung sức cạnh tranh còn thấp.

-       Công nghiệp khai thác khoáng sản tuy đã có những chuyển biến tích cực trong tốc độ tăng trưởng và nâng cao tỉ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản như FensPát, than bùn... nhưng cũng ở dạng chưa qua chế biến sâu, chưa nâng cao được chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ cao trên thị trường, chưa thu hút đầu tư để sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng từ nguyên liệu Fenspát, chủ yếu khai thác chế biến vật liệu xây dựng thông thường như đá, gạch, cát xây dựng... phục vụ cho nhu cầu XDCB trong tỉnh. Gần đây, Tỉnh mới đang bắt đầu khai thác và chế biến đá Granít xuất khẩu, đây là hướng đi mới của ngành khai thác chế biến khoáng sản.

            - Một số dự án đầu tư lớn quan trọng thực hiện không đạt tiến độ đã ảnh hưởng tới việc gia tăng năng lực sản xuất cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị nhìn chung chưa đạt yêu cầu phát triển (ước khoảng 10%/năm).

            - Các dự án thuỷ điện đã được các nhà đầu tư đăng ký nhưng triển khai lập dự án còn chậm.

            - Tuy đã có một số khởi sắc trong công nghiệp cơ khí nhưng cũng ở mức gia công, sửa chữa, chế tạo một số thiết bị chế biến nông sản ở qui mô nhỏ, nhiều lĩnh vực khác của ngành cơ khí vẫn còn yếu, thiếu sự đầu tư để làm động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác.

            - Qui hoạch phát triển các ngành Công nghiệp tuy đã được xây dựng và đã được phê duyệt, song việc thực hiện đầu tư theo qui hoạch chưa được thực hiện nghiêm túc. Chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ và đồng bộ để các chủ đầu tư cũng như các cơ quan cấp phép đầu tư phải tuân theo qui hoạch. Các khu, cụm công nghiệp đã được công bố qui hoạch nhưng triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp vẫn còn chậm.

            - Công tác qui hoạch vùng nguyên liệu và qui hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản còn nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ, làm cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh hiệu quả thấp, trong khi đó ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản được xác định là ngành mũi nhọn nhưng tỉ lệ thất thoát ở các khâu thu hoạch và sau thu hoạch còn lớn, chất lượng nguyên liệu đầu vào còn thấp, nên chất lượng nông sản qua chế biến chưa cao, mặt hàng đơn điệu, tính cạnh tranh kém, giá trị thấp. Nhìn chung công nghiệp chế biến nông lâm sản vẫn phổ biến là sơ chế, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm công nghiệp thấp, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất chế biến công nghiệp còn chậm, hiệu suất sử dụng thiết bị chưa cao.

            - Khoảng cách về phát triển công nghiệp giữa các địa phương, các khu vực trong tỉnh còn chênh lệch lớn, công nghiệp khu vực nông thôn,vùng sâu, vùng xa chưa được chú trọng đúng mức để góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Tuy có nhiều chính sách phát triển công nghiệp nông thôn nhưng chưa cụ thể hoá một cách đồng bộ, sự quản lý triển khai thực hiện còn chồng chéo giữa các ngành.

            - Nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp trong tỉnh vẫn còn lúng túng, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, chưa mạnh dạn đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp một cách triệt để.

            - Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp còn nhiều bất cập, nhất là các huyện sau khi sáp nhập và thành lập các phòng ban ở huyện lĩnh vực công nghiệp nằm trong phòng kinh tế đa số là cán bộ từ phòng nông nghiệp chuyển sang, do đó còn thiếu kiến thức về quản lý công nghiệp, trong năm qua, công tác theo dõi nắm bắt lĩnh vực công nghiệp chưa được kịp thời giúp cho UBND huyện chỉ đạo điều hành tập trung cho phát triển CN-TTCN trên địa bàn.

            Nguyên nhân tồn tại:

            - Chất lượng xây dựng các chiến lược, qui hoạch chưa cao, tiến độ thực hiện và phê duyệt thường bị chậm đã làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Một số qui hoạch đã được phê duyệt chỉ một thời gian ngắn là phải điều chỉnh do nền kinh tế trong tỉnh, trong nước và thế giới phát triển nhanh.

            - Một số công trình trọng điểm chưa được triển khai đúng kế hoạch đề ra chủ yếu do chậm đổi mới cơ chế quản lý đầu tư, cơ chế đấu thầu theo hướng phân cấp mạnh cho doanh nghiệp hoặc việc sửa đổi ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về đầu tư xây dựng còn thiếu nhất quán, không phù hợp với thực tế quản lý, gây khó dễ cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Mặc khác, năng lực quản lý của nhiều chủ đầu tư còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của ngành, chất lượng công tác tư vấn chưa cao, chưa tìm được giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng... nguồn vốn đầu tư cho các dự án nhất là nguồn vốn tín dụng rất hạn chế, việc thu xếp vốn cho các dự án lớn thường gặp khó khăn kéo dài.

            - Chủ trương phát huy nội lực là đúng đắn, nhưng còn thiếu các chính sách cụ thể, phù hợp để khai thác nguồn lực trong nhân dân. Theo ước tính, vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh qua các năm, nhưng lượng vốn đầu tư trực tiếp vào sản xuất công nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ, một lượng vốn lớn đang được đầu tư vào đất đai và bất động sản nên chưa phát huy được tính tích cực của nguồn vốn trong dân.

            - Thu hút các dự án trong những năm qua tương đối khá nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra, ngoài các dự án thuỷ điện lớn, còn lại các dự án sản xuất công nghiệp vẫn còn ở qui mô nhỏ, manh mún và phân tán. Môi trường đầu tư tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn chậm so với các tỉnh trong khu vực Miền trung và Tây nguyên. Vốn đầu tư đăng ký vào công nghiệp đạt thấp chỉ tập trung vào các ngành có thời gian hoàn vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và các xưởng tái chế cà phê. Số dự án có qui mô lớn đầu tư không nhiều làm cho nền kinh tế của tỉnh mất cân đối, không phát huy hết tiềm năng của tỉnh. Công tác tuyên truyền và xúc tiến đầu tư chưa chủ động, chậm đổi mới, hình thức có phần còn đơn giản, việc cung cấp thông tin, tuyên truyền thu hút đầu tư còn chưa được quan tâm đúng mức.

            - Chưa chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, như thiếu qui hoạch và chưa có chính sách phù hợp cho vùng nguyên liệu tập trung, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, nhất là giống còn chậm, năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp còn thấp... nhiều nhà máy chế biến nông lâm sản chưa chủ động xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo đủ cho chế biến. Giữa xây dựng nhà máy chế biến nông lâm sản và phát triển vùng nguyên liệu còn chưa đồng bộ.

            - Các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản chưa thật sự nhận thức đầy đủ sức ép cạnh tranh của quá trình hội nhập kinh tế, chưa có chiến lược xây dựng lộ trình công nghệ và thị trường tiêu thụ hàng nông, lâm sản. Chưa có thị trường xuất khẩu ổn định, đồng thời chưa quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa.

            - Các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp tuy đã có, nhưng chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào việc phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.

            - Công tác đào tạo cán bộ quản lý, chuyên gia và công nhân kỹ thuật cho lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản chưa tương xứng và đồng bộ với qui mô và tốc độ phát triển. Công tác nghiên cứu thiếu tập trung, đặc biệt là việc nghiên cứu về giống để có vùng nguyên liệu năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho công nghiệp chế biến còn xem nhẹ.          

             Những bài học kinh nghiệm:

            Từ thực tế trong những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm và những vấn đề cần hoàn thiện để điều hành kế hoạch trong giai đoạn  2006-2010 như sau:

            - Cần có định hướng rõ cho các ngành công nghiệp phát triển trong một giai đoạn dài trên cơ sở các chiến lược, qui hoạch được xây dựng một cách khoa học, thực tiễn. Cần phát huy sức mạnh tổng thể của các thành phần kinh tế, khai thác mọi nguồn lực cho phát triển, phải có các chính sách tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp-TTCN trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành để khai thác tối đa lợi thế của nhau cùng phát triển. Kiên quyết thực hiện tốt việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đồng thời tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên cơ sở tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ XIV và Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX đã đề ra. Phát triển thị trường hàng hóa là yếu tố quan trọng cho sự phát triển công nghiệp, cần kết hợp cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế, đặc biệt chú ý tới việc chuẩn bị các điều kiện cho ngành công nghiệp của tỉnh cùng ngành công nghiệp cả nước hội nhập vững vàng. Các doanh nghiệp cần tập trung sự quan tâm và nguồn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế đối với các sản phẩm có lợi thế như: Cà phê, hạt điều, cao su, gỗ tinh chế, mộc mỹ nghệ và các sản phẩm CN-TTCN khác... Nắm bắt kịp thời, chính xác mọi thông tin có liên quan tới hoạt động của ngành công nghiệp, cần thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thế giới và khu vực, nhằm phát huy yếu tố thuận lợi hạn chế bất lợi để có giải pháp phù hợp và kịp thời tránh sự bất ổn. Cần phát triển có trọng tâm, trọng điểm những sản phẩm công nghiệp-TTCN mà tỉnh ĐắkLắk có nhiều lợi thế cạnh tranh, có truyền thống phát triển và sản phẩm phù hợp với chiến lược CNH-HĐH đất nước. Đẩy mạnh và lập lại trật tự trong công tác đầu tư xây dựng, cần chuẩn bị tốt các điều kiện khi quyết định triển khai đầu tư dự án và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng, tránh tình trạng dự án treo. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư để tạo đà thúc đẩy công nghiệp phát triển, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng của các khu, cụm công nghiệp tập trung sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, ưu tiên thu hút những dự án có qui mô lớn, những dự án sản xuất hàng hóa xuất khẩu có lợi thế, và các dự án công nghiệp phụ trợ. Cần có sự chỉ đạo, điều hành một cách sâu sắc, quyết liệt, chủ động của các cấp quản lý đến lãnh đạo doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời những cơ chế chính sách không phù hợp