Giáo sư Jesús Suárez, Trưởng bộ phận nghiên cứu của trung tâm này, cho biết nguyên liệu để sản xuất loại nhiên liệu sinh học này là Jatropha Curcas, hay còn gọi là cây cọc rào, một loại cây mà ông đánh giá là có nhiều tiện ích khác.
Hiện tại, vùng nguyên liệu cho dự án này bao gồm 430 hécta cây cọc rào trồng xen lẫn với 21 loại cây ăn quả và lương thực tại sáu tỉnh thành khác nhau, với nguồn vốn từ Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (Cosude) và của Chính phủ Cuba.
Dự án bao gồm năm nhà máy sản xuất diesel sinh học, và hai trong số đó đã đi vào sản xuất với công suất thử nghiệm của mỗi cơ sở là 400 lít/ngày.
Bên cạnh diesel, trung tâm Indio Hatuey cũng dự kiến xây dựng 176 hầm tiêu hủy sinh học kín khí để sản xuất khí đốt sinh học và phân bón sinh học, nhằm hoàn thiện mục tiêu tạo ra dây chuyền sản xuất lương thực – nhiên liệu sinh học toàn diện của dự án.
Cuba bắt đầu sản xuất diesel sinh học
TCCT
Hãng thông tấn Prensa Latina của Cuba ngày 24/7 cho biết nước này bắt đầu sản xuất diesel sinh học với việc triển khai dự án quốc tế mang tên Biomas-Cuba tại Trung tâm thí điểm Indio Hatuey ở tỉnh Mat